Cao Niên Vui Sống - Nên hay không nên vào Viện Dưỡng Lão?

Aged-Care wa 1.jpg

Aged care in Western Australia Source: Supplied / Aged care service, Western Australia

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một trong các vấn đề đặt ra với các bậc cao niên là có nên vào Viện Dưỡng Lão để được chăm sóc hay không, hay là ở tại nhà với các dịch vụ chăm sóc tại gia.


Câu trả lời hầu như không được dứt khoát và rõ ràng, nhiều người ban đầu chọn giải pháp chăm sóc tại gia nhưng với sức khoẻ kém đi, thì việc vào viện Dưỡng Lão chiếm ưu thế hơn.

Tham gia cuộc thảo luận có ông Dương Văn Chung, Hội trưởng Hội Thân Hữu Cao Niên NSW và ông Tiêu Hạnh, Phó Hội Trưởng.

Theo ông Dương Văn Chung thì vấn đề còn chia rẻ, quan niệm nào cũng có điều hay: chăm sóc tại gia cho quí vị cao niên hay vào viện Dưỡng Lão để được chăm sóc kỹ lưỡng hơn là chuyện tùy trường hợp.

Về mặt tâm lý thì tại Việt Nam, chuyện vào viện Dưỡng Lão có những thành kiến khác biệt với ở Úc.

Đối với người già, tại Việt Nam có những kinh nghiệm ngày xưa từ hồi trào Pháp, viện Dưỡng Lão được thành lập ngay trong khuôn viên bệnh viện, cho những cụ già tứ cố vô thân không ai chăm sóc hay bị bỏ bê.

Các phương tiện vật chất rất thiếu thốn, do đó vào viện Dưỡng Lão ngày xưa khiến nhiều người ái ngại và người già ở Việt Nam không có quan niệm tốt.

Khi qua Úc, họ thường mang theo những định kiến không được tốt đẹp về viện Dưỡng Lão.

Theo ông Tiêu Hạnh thì đó là quan niệm cố hữu nên phán xét tùy hoàn cảnh của người sống trong viện Dưỡng Lão.

Có những hoàn cảnh bắt buộc phải sống trong viện Dưỡng Lão, do con cái bận đi làm nên đòi hỏi phải chấp nhận sự kiện.

Ngoài ra tại Việt nam, người ta thường lầm tưởng viện Dưỡng Lão với viện Tế Bần, vốn dành cho những người không nhà cửa, đầu đường xó chợ được chính quyền gom lại để nuôi dưỡng.

Tuy nhiên viện Dưỡng Lão dành cho Nghệ Sĩ nổi tiếng, được biết việc điều hành rất tốt.

DVC: Nhiều viện Dưỡng Lão tư với tiêu chuẩn rất cao, tại Việt Nam cũng như tại Úc, có bác sĩ và y tá túc trực chăm sóc, nên về phương diện y tế và vệ sinh rất hoàn hảo.

Vì vậy các bác cao niên vào viện Dưỡng Lão rất an toàn cho nhữngngười cao tuổi.

Ngoài ra yếu tố tâm lý rất quan trọng, dù viện Dưỡng Lão tại Úc có nhân viên cùng ngôn ngữ, dịch vụ rất tốt, nhưng trở ngại về tâm lý làm sao để vượt qua nhất là khi con cái băn khoăn về khoản sợ bị tai tiếng.

Trường hợp người cao niên cảm thấy không được con cái chăm sóc nên vào viện Dưỡng Lão là một vấn đề tranh đấu về mặt tâm lý khó khăn.

TH: Tác động tâm lý có ảnhhưỡng rất nặng đối với những người lớn tuổi, với những thành kiến về chuyện đó.

Họ cảm thấy không được gần gũi con cháu và cô đơn, rồi cảm thấy thất vọng não nề về mặt hiếu hạnh.

Quan niệm cổ xưa là ông bà cha mẹ sinh ra con cháu nên cứ nghĩ rằng, nuôi con cháu sẽ được con cháu nuôi dưỡng khi về già.

Viện Dưỡng Lão tại Úc, có nhiều vị cao niên không được con cháu thăm viếng, nên yếu tố tâm lý rất lớn.

DVC: Đồng ý là yếu tố tâm lý rất quan trọng.

Người cao tuổi có quan niệm nuôi con để khi về già được con nuôi lại, cho nên khi con cháu đưa vào viện Dưỡng Lão thì họ xem như con cái bỏ bê, bất hiếu, đó là quan niệm cố hữu từ trước đến nay của nhiều người Việt.

Trong chiến tranh cũng như vào thời hậu chiến, nhiều gia đình bị chia ly, phầ lớn người cao tuổi được con cái bảo lãnh sang đoàn tụ thì rất mừng vì nghĩ đến việc sum họp, chứ không nghĩ đến một ngày nào đó đau yếu không ở một mình được, còn con cái bận đi làm đi học nên không thể chăm sóc được, do đó gởi vào viện Dưỡng Lão.

Vì vậy người cao tuổi nên chuẩn bị tâm lý ở đây, khi biết trước sẽ có một ngày nào đó phải vào viện Dưỡng Lão.

TH: Nếu còn vợ chồng đầy đủ thì việc chăm sóc tại gia là chuyện thượng sách, khi họ quen với thức ăn cùng gặp gỡ các thànhviên trong gia đình. nếu không sẽ buồn bực và khó chịu.

Tâm trạng nầy dễ tác động tiêu cựclên sức khoẻ của họ rất nhiều.
Vấn đề vẫn còn gây tranh luận và chăm sóc tại gia hay vào viện Dưỡng Lão, tùy theo cá nhân và tùy theo hoàn cảnh.
Dương Văn Chung
DVC: Trường hợp ngược đãi người cao niên đã xảy ra và nay có lẽ không còn.

Các y tá có khi bị các người cao tuổi làm trái ý, có thể sinh ra bực bội, nhưng lương tâm nghề nghiệp củ họ buộc họ phải đối xử với người cao niên đàng hoàng.

Họ có thể xúc phạm đến người cao tuổi nếu những người nầy không còn tỉnh táo hay bị lú lẩn.

TH: Các viện Dưỡng Lão đều đối xử tốt đẹp, thế nhưng không biết đàng sau cánh cửa có được tốt đẹp không, thì mọi chuyện không chắc tuyệt đối, có thể cũng còn tùy thuộc vào người cung cấp dịch vụ.

Nếu nhân viên chăm sóc có lương tâm, có đạo đức cao thì sẽ không xảy ra.

Nếu họ bực bội hay gặp khó khăn một lúc nào đó, có thể thể hiện những bất đồng đó để gây ra những chuyện không hay.

Tóm tắt vấn đề vẫn còn gây tranh luận và chăm sóc tại gia hay vào viện Dưỡng Lão, tùy theo cá nhân và tùy theo hoàn cảnh.

DVC: Nếu còn đủ vợ đủ chồng, thì việc chăm sóc tại gia là giải pháp tốt nhất, với điều kiện là người phối ngẫu không cần sự chăm sóc y tế của viện Dưỡng Lão.

Trường hợp không thể chăm sóc tại gia được, thì nên vào viện Dưỡng Lão.

Nếu có thể chăm sóc tại gia thì nên để cho người già ở nhà.

Có nhiều gia đình có đông con cái, họ cử ra một người chăm sóc cha mẹ và những người khác đóng góp.

Còn nếu đưa cha mẹ vào viện Dưỡng Lão thì con cháu nên thu xếp thời giờ vào thăm thường xuyên, để đỡ cô quạnh buồn tủi.

TH: Nên chuẩn bị tâm lý cho người cao tuổi khi vào viện Dưỡng Lão, hãy nhìn vào thực tế là sống tại Úc thì thành kiến về việc hiếu hạnh của con cháu cũng nên thay đổi.

Ở Úc con cháu phải đi làm để lo cuộc sống hàng ngày, trường hợp bó buộc đưa ông bà vào viện Dưỡng Lão thì phải làm sao xoa dịu nỗi buồn của ông bà cho cuộc sống thông cảm hơn.

Cuối tuần nên dành thời giờ thăm viếng ông bà cha mẹ, để tại sự gần gũi hơn.

Dù chăm sóc tại gia hay vào viện Dưỡng Lão, người chăm sóc cũng được chính phủ tài trợ nếu là chăm sóc tại gia, còn vào viện Dưỡng Lão thì ông bà cha mẹ có thể được chính phủ trợ giúp tùy hoàn cảnh về lợi tức.

Trên đây chỉ là một vài ý kiến trong chuyện chăm sóc tại gia hay vào viện Dưỡng lão có tính cách tổng quát, quí vị nếu có thắc mắc về trường hợp của mình xin liên lạc với các cơ quan liên hệ như My Aged Care.

Share