Chế tài chống lại các nhà lãnh đạo Nga nếu xâm lăng Ukraine

US ammunition, weapons and other equipment bound for Ukraine

US ammunition, weapons and other equipment bound for Ukraine Source: U.S. Air Force

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng Thống Hoa Kỳ hiện cân nhắc các biện pháp trừng phạt cá nhân nhằm vào người đồng cấp Nga, khi căng thẳng tiếp tục gia tăng về vấn đề Ukraine. Trong khi đó lực lượng NATO đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng đối phó việc Nga tăng cường quân đội gần biên giới, với các kế hoạch được vạch ra để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng năng lượng tiềm tàng tấn công châu Âu.


Tại một phi trường ở thủ đô Kyiv của Ukraine, các thùng chứa đầy đạn dược và thiết bị phòng thủ đang được dỡ xuống.

Những nguồn cung cấp này vốn là viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, mà Xử Lý Thường Vụ Tòa đại sứ Mỹ là bà Kristina Kvien cho biết, sẽ hỗ trợ quyền tự vệ của Ukraine.

“Những gì bạn thấy đằng sau tôi bây giờ là một phần của khoản hỗ trợ thêm 200 triệu đô la mà chúng tôi đã công bố gần đây".

'Hãy để tôi nhấn mạnh rằng những người lính Nga được cử đến Ukraine theo lệnh của Điện Kremlin, sẽ phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt”, Kristina Kvien.

Được biết tiếp liệu này đến, khi NATO vội vàng gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực này, vào lúc Nga tăng cường binh lính ở biên giới với Ukraine.

Đan Mạch đang gửi một tàu khu trục nhỏ và máy bay chiến đấu F-16 đến Lithuania, trong khi Tây Ban Nha gửi 4 máy bay chiến đấu đến Bulgaria và 3 tàu đến Biển Đen.

Và Pháp đang sẵn sàng đưa quân đến Romania.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo, Nga sẽ phải trả giá đắt cho bất kỳ cuộc xâm lược nào vào Ukraine do Nga dẫn đầu, đồng thời kêu gọi xuống thang thông qua các cuộc đàm phán.

“Trong bối cảnh đó, chúng tôi đoàn kết với Ukraine và hoàn toàn cam kết".

"Yếu tố thứ ba Thủ tướng nhấn mạnh vào điểm này là, không bao giờ từ bỏ đối thoại với Nga, và đòi hỏi một cuộc đối thoại".

"Và yếu tố thứ tư là chúng tôi cũng đang chuẩn bị phản ứng và phản ứng chung, trong trường hợp bị xâm lược".

"Như mọi người đã nói, nếu có hành động gây hấn thì sẽ có phản ứng và cái giá phải trả sẽ rất cao”, Emmanuel Macron.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Tổng Thống Mỹ Joe Biden đang viếng thăm một gian hàng tiểu thủ công nghệ.

Ông tiếp tục cảnh cáo Nga về các hành động quân sự và nói rằng, việc xâm lăng vào Ukraine sẽ là vụ xâm lược lớn nhất kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai.

Ông đe dọa các hậu quả kinh tế và không loại trừ việc nhắm trực tiếp vào cá nhân Tổng Thống Nga, khi một ký giả hỏi.

“Nếu ông ta xâm lăng Ukraine, ông có bao giờ nghĩ đến việc chế tài cá nhân ông ta hay không?”, ký giả hỏi.

“Vâng”, Joe Biden.

“Ông sẽ làm chuyện đó?”, ký giả hỏi.

“Ông sẽ thấy chuyện đó”, Joe Biden.

Được biết các biện pháp trừng phạt như vậy từ Hoa Kỳ là rất hiếm, như chỉ dành cho những người như Bashar al-Assad của Syria và cựu lãnh đạo Libya là Đại tá Gaddafi.

Chính phủ Úc cũng đang cân nhắc các lựa chọn của mình, với Tổng Trưởng Ngoại giao Marise Payne đang thảo luận các vấn đề với người đồng cấp Anh.

Các biện pháp trừng phạt được gọi là "Magnitsky", có thể được áp dụng đối với những người Nga cao cấp, sau khi luật mới được thông qua vào tháng 12.

Hơn 5.800 lính Mỹ đã được đặt trong tình trạng chờ sẵn, như một phần phản ứng của NATO, thế nhưng Tổng thống thừa nhận rằng họ không có khả năng vào Ukraine để đẩy lùi một cuộc xâm lược.

“Chúng tôi không có ý định cho các lực lượng Mỹ, các lực lượng NATO của chúng tôi ở Ukraine. Nhưng như tôi đã nói, chúng tôi sẽ có những hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu ông ta hành động”, Joe Biden.

Còn Tổng thống Ukraine ông Volodymr Zelenskiy, kêu gọi bình tĩnh.

Trong một lời tuyên bố trên truyền hình, ông nhắc nhở người dân rằng việc rút nhân viên gần đây khỏi các tòa đại sứ phương Tây, không báo hiệu một cuộc xâm lược sắp xảy ra.

“Trong 24 giờ qua, tình hình ở miền đông Ukraine đã được kiểm soát".

"Vâng, vẫn có nổ súng, vẫn còn vi phạm lệnh ngừng bắn".

"Kẻ thù vẫn chưa biến mất khỏi khu vực gần biên giới của chúng tôi thế nhưng điều chính yếu là chúng tôi không có người bị thương và không có người thiệt mạng”, Volodymr Zelenskiy.
"Vì vậy, có một rủi ro thực sự, là ông ấy chỉ tính toán sai lầm về cách thức dễ dàng, khi hành động quân sự này sẽ diễn ra ở Ukraine”, Andrea Kendall-Taylor.
Tuy nhiên, người dân địa phương không khỏi lo âu về việc ước tính có khoảng 100 ngàn binh sĩ Nga ở biên giới và hơn thế nữa đang được chuyển đến khu vực, để tham gia các cuộc tập trận chung với đồng minh Belarus ở biên giới.

Nhà lãnh đạo Belarus là Tổng Thống Alexandar Lukashenko, tuyên bố việc tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới với Ukraine, không có gì khác hơn là ngẫu nhiên, khi chỉ ra cuộc khủng hoảng di cư của họ ở biên giới với Ba Lan.

“Việc tăng cường quân sự của Nga hơn nữa gần Ukraine, trong bối cảnh phương Tây lo ngại về một cuộc xâm lược có kế hoạch".

"Đối với những lời bàn tán xung quanh cuộc tập trận, do việc này diễn ra đồng thời với việc bố trí các lực lượng vũ trang của Belarus ở miền nam".

"Tôi buộc phải làm điều đó, bởi vì tình hình ở biên giới với Ukraine không tốt hơn ở biên giới với Ba Lan".

"Hàng trăm vụ buôn bán vũ khí đã được ngăn chặn và chỉ một trong số đó đến từ Nga và tất cả vũ khí và đạn dược đều đến từ Ukraine”, Alexandar Lukashenko.

Trong khi đó Andrea Kendall-Taylor, giám đốc chương trình an ninh xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho biết, các hoạt động di chuyển của các lực lượng thân Nga cho thấy, sự chuẩn bị cho một ý đồ xâm lược.

Bà nói rằng Tổng thống Vladimir Putin, đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Đông Âu và khắc phục hiệu quả kết quả của Chiến tranh Lạnh, thế nhưng điều đó có thể phản tác dụng.

“Putin chơi một canh bạc một cách nguy hiểm, ý tôi muốn nói là, 22 năm cầm quyền của ông ấy giờ đây là nỗ lực rủi ro nhất khi ông ta bắt tay vào".

"Vì vậy, có một rủi ro thực sự, là ông ấy chỉ tính toán sai lầm về cách thức dễ dàng, khi hành động quân sự này sẽ diễn ra ở Ukraine”, Andrea Kendall-Taylor.

Tuy nhiên bất kỳ xung đột nào trong khu vực, đều có thể gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp khí đốt thế giới.

EU phụ thuộc vào Nga cho một phần ba lượng khí đốt và hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng do thiếu hụt.

Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc là Jen Psaki cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với các công ty năng lượng lớn, để bảo đảm nguồn dự trữ và chuyển nguồn cung cấp sang châu Âu nếu cần.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share