Du khách Trung Quốc đến Úc đông nhất

Các thắng cảnh ở Bắc Úc

Các thắng cảnh ở Bắc Úc Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trung quốc đã vượt New Zealand về số du khách nhiều nhất đến Úc, trong một năm được ghi nhận về các kỷ lục du lịch quốc tế đến đất nước Miệt Dưới, đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán vừa qua.


Tại thị trấn nhỏ bé Tingha thuộc vùng nông thôn New South Wales, các buổi lễ truyền thống được cử hành với các đèn lồng biểu tượng của người Hoa.

Năm rồi, con số du khách quốc tế gia tăng 11 phần trăm.

Được biết kỷ nghệ du lịch hy vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, thế nhưng cần được chính phủ hỗ trợ.

Các du khách bị hấp dẫn đến xứ sở Miệt Dưới, với rất nhiều lý do.

"Lịch sử và các câu chuyện đặc biệt tại đây".

"Đó là một mặt khác của quả địa cầu đối với chúng tôi và thật hấp dẫn, để thấy được những gì tại đây".

"Bay từ Bangkok đến đây, còn rẻ hơn từ Bangkok sang Âu châu".

"Em gái tôi hiện theo học tại Úc".

Ông John O'Sullivan thuộc dịch vụ Du lịch Úc châu nói rằng, dù bất cứ nguyên do nào thì ngành du lịch tại Úc không thể chối cãi, là đang phát triển.

"Thật dễ dàng để đến đây, nay có loại visa 10 năm trên thị trường tại Trung quốc, chúng ta sẽ đến những bầu trời rộng mở theo ý nghĩa về mặt hàng không và các chuyến bay từ Hoa Lục đến Úc đã gia tăng 40 phần trăm".

Đó là sự phát triển từ từ, trong 4 thập niên qua.

Vào năm 1976, chỉ có khoảng 500 du khách Trung quốc đến Úc mà thôi, nay thì con số nầy gia tăng vượt bậc.

Nước Úc hiện tiếp đón con số du khách đến mức kỷ lục là 8,3 triệu người hồi năm rồi, trong đó có 1,2 triệu đến từ Trung quốc.

Trong số các lý do khiến cho việc gia tăng du khách, là một loạt các chiến dịch tiếp thị ở ngoài nước Úc, với phí tổn là 150 triệu đô la.

Bà Margy Osmond là người đứng đầu Diễn đàn Du lịch và Di chuyển, cho biết nước Úc có nhiều địa điểm hấp dẫn đối với mọi người.

"Quí vị sẽ thấy nhiều du khách Trung quốc muốn viếng thăm núi đá Uluru, Great Barrier Reef và ngụ tại những nơi hết sức hấp dẫn. Rồi những người khác lại thích đi du lịch theo kiểu ba lô, đó là khám phá vẻ đẹp của nước Úc mà chúng ta có rất nhiều".

Ngành du lịch cho rằng, việc lôi cuốn du khách là con đường luôn gặp thử thách.

Họ thúc giục chính phủ liên bang, nên xét lại thuế đánh trên du khách ba lô và thuế nghỉ hè 60 đô la, để có thể duy trì và gia tăng việc chi tiêu của các du khách.

Hiện tại, du khách quốc tế hàng năm chi tiêu hơn 38 tỷ đô la, thế nhưng họ hy vọng vào năm 2020, con số đó sẽ vượt quá 50 tỷ.

Ông John O'Suvillan nói rằng, nước Úc hiện gặt hái các thành quả.

"Du lịch hiện nay thực sự góp phần mạnh mẽ cho nền kinh tế, đặc biệt khi chúng ta chứng kiến sự thay đổi trong yếu tố về nhân lực, đặc biệt là sự sụt giảm trong sản xuất, thì du lịch nay cung cấp một cơ hội cho lực lượng lao động hiện tại và trong tương lai".

Được biết, các du khách Trung quốc chi tiêu hơn 8,500 đô la mỗi người, khi đến thăm nước Úc.

Đó là một con số mà ngành du lịch, quyết tâm sẽ tăng thêm.

"Ngoài ra còn phải hiểu rằng, không chỉ người Hoa và văn hóa của họ là quan trọng trong lịch sử của chúng ta, thế nhưng cũng quan trọng trong tương lai của chúng ta, khi chúng ta hiện thấy hai quốc gia đến thật gần với nhau", Bộ trưởng Du lịch New South Wales, ông Adam Marshall nói.


Đặc biệt nhân dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cộng đồng người Hoa đã cử hành trọng thể với lễ hội Hoa đăng, ngay cả thị trấn xa xôi là Tingha, thuộc vùng nông thôn New South Wales.

Được biết ông Richard Ping Kee chưa hề đặt chân lên Hoa Luc, thế nhưng niềm đam mê về truyền thống Trung Hoa của ông, là chuyện không thể phủ nhận.

Các câu chuyện bất tận của lão ông 70 tuổi, kể cho các cháu nghe về ông bà của ông, đã di cư đến Úc như thế nào hồi đầu thập niên 1900.

"Họ bắt đầu buôn bán ở Inverell và rồi họ mở một thương vụ có tên là Hong Yuens ở Moree, vì vậy họ có một cửa hiệu tại Invetell, một tại Moree và một tại Warialda nằm nửa đường giữa hai thị trấn nói trên".

"Một cơ sở tại Tingha, nằm ở biên giới của New South Wales và Queensland, chủ yếu đó là một cửa hàng bách hóa, nơi họ bán mọi thứ và đó là việc khởi đầu như vậy", ông Richard Ping Kee nói.

Đối với ông Ping Kee, các câu chuyện nầy giúp cho các cháu ông, tri ân tổ tiên họ.

"Cho chúng một cơ hội để làm giàu cho cuộc sống, nó mang lại tầm nhìn mọi thứ rộng rãi hơn và điều quan trọng là hiểu được họ đến từ nơi nào, vì không có nhiều người với tên họ Ping Kee tại Úc".

Lễ hội Hoa Đăng hàng năm tại thị trấn Tingha, các thành phố Armidale khoảng 100 kí lô mét về hướng bắc, là nơi đông tây gặp nhau.

Có hơn 200 người từ khắp nơi trên nước Úc tham dự lễ hội, bao gồm ông Richard Ping Kee cùng con trai, con dâu và các cháu, cùng với hậu duệ của những người Hoa từng sống tại thị trấn nầy.
Tingha có lần là nơi, mà một cộng đồng người Hoa phát triển tại đây.

Vào thập niên 1870, có 2 ngàn di dân tìm đến, khi một đợt khai thác mỏ thiếc bùng phát.

Bà Colleen Graham, chủ tịch Hội các Công dân Tingha nói rằng, người Hoa đã để lại các hậu quả lớn lao đối với đời sống của thị trấn.

"Khi người Hoa đến đây, họ đã tổ chức các buổi lễ ăn mừng hết sức tuyệt vời, như đốt pháo bông rồi các cuộc diễn hành trên đường phố, theo đúng với truyền thống Trung quốc của họ".

 Mặc dù phần lớn người Hoa rời khỏi nơi đây, sau khi cơn bùng phát về vụ khai mỏ lắng xuống, bà cho biết tinh thần của họ vẫn còn tồn tại.

Bộ trưởng Du lịch New South Wales cũng là dân biểu đơn vị cử tri Northern Tableland, ông Adam Marshall.

Ông cho biết, các sự kiện như Lễ hội đèn lồng tại Tingha là rất quan trọng, để vinh danh cho truyền thống của thị trấn đối với các thế hệ mai sau.

"Đó là chuyện để nhớ về lịch sử về Trung quốc một cách rộng rãi tại Tingha và cũng không bao giờ quên điều đó".

"Ngoài ra còn phải hiểu rằng, không chỉ người Hoa và văn hóa của họ là quan trọng trong lịch sử của chúng ta, thế nhưng cũng quan trọng trong tương lai của chúng ta, khi chúng ta hiện thấy hai quốc gia đến thật gần với nhau", Bộ trưởng Du lịch New South Wales, ông Adam Marshall nói.



 


Share