Trung quốc ngăn cấm tổ chức Giáng sinh

Eifel Tower in Peking

Eifel Tower in Peking Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhiều thành phố ở Trung Quốc cấm tổ chức Giáng sinh, các trường học và đại học cũng có phong trào tẫy chay Giáng Sinh, theo lệnh của nhà cầm quyền.


Nhiều người viết trên trang mạng weibo phản đối lại quyết định nầy.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động phong trào yêu nước trong dân, một trong số đó là làm hồi sinh tinh thần văn hóa truyền thống của người Trung Quốc và cấm đoán Giáng Sinh việc tổ chức Giáng Sinh nằm trong sách lược tiêu diệt tôn giáo của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Không còn tự tin, nhà cầm quyền Trung Quốc cấm người dân đón Giáng Sinh

Khi thấy người dân nô nức chuẩn bị đón Giáng sinh, quan chức Trung Quốc đột nhiên “biến sắc”, điều động lực lượng cảnh sát hùng hậu để ngăn chặn và ra lệnh cho đảng viên, các trường đại học, doanh nghiệp “tẩy chay ngày lễ phương Tây”.

Tại nhiều địa phương còn bố trí hàng ngàn cảnh sát canh chừng khiến nhiều người than thở: “Tại sao nhân dân và chính phủ lại trở thành đối lập nhau?”

Hàng ngàn cảnh sát Trung Quốc tuần tra trên đường phố, cấm cản người dân mừng lễ Giáng sinh. Người dân sững sờ vì hàng ngàn cảnh sát cấm vui Giáng sinh

Nhật báo Apple tại Hồng Kông có bài viết chỉ ra, truyền thống lễ Noel ở phương Tây là dịp đoàn tụ gia đình, cũng là ngày lễ tạ ơn, nhiều người dân đi đến các trung tâm mua sắm, cửa hàng để chọn quà mua cho gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc Đại Lục bị nghi ngờ là bắt đầu nghiêm cấm các hoạt động mừng lễ Giáng sinh, vì đã huy động lực lượng lớn cảnh sát đóng trú tại các trung tâm thương mại địa phương.

Trong đó, điểm nổi tiếng nhất là tượng đài Giải phóng ở Trùng Khánh, tại đây đã huy động một lực lượng hùng hậu các nhân viên cảnh sát xua đuổi không cho mọi người tụ tập ăn mừng lễ Giáng sinh.

Hình ảnh cho thấy khu vực quảng trường năm 2016 chật kín người, năm 2017 thì lại vắng vẻ.

Trên Đài phát thanh Á Châu Tự do (RFA), một cô gái địa phương cho biết, cô thấy không thể hiểu được hành động xua đuổi của chính quyền:

Tại sao phải xua đuổi? Tôi không biết hoàn cảnh cụ thể, nhưng tôi nghĩ rằng không nên làm thế, bởi vì mọi người đang hưởng ngày lễ, cũng là một điều hạnh phúc, tại sao lại tẩy chay nó?”

Ngoài Trùng Khánh, nhiều tỉnh thành khác cũng có tình trạng tương tự.

Trên Internet, một người dân ở thành phố Hằng Dương tỉnh Hồ Nam cho biết, chính quyền cấm tổ chức các hoạt động vào đêm Giáng sinh, huy động một số lượng lớn cảnh sát tuần tra trên đường phố.

Bên ngoài Nhà thờ St. Paul’s ở Nam Kinh, cũng có nhiều cảnh sát bao gồm cả ‘cảnh sát đặc biệt’ canh phòng.

Tổ chức nhân quyền tôn giáo Mỹ tiết lộ với “Hội Viện trợ người Hoa” (China Aid) rằng,

“Tại trường Trung học số 1 Tập Ninh ở Nội Mông Cổ có ra thông báo cấm học sinh ăn mừng Giáng sinh, nếu phát hiện ai tham gia các hoạt động mừng Giáng sinh, ngoài việc tịch thu vật lễ còn trừ thi đua của lớp và đánh giá điểm đạo đức cá nhân của học sinh”.

Ở ga tàu điện ngầm Doanh Khẩu tại Thiên Tân cũng bố trí đông cảnh sát canh gác tại khu vực siêu thị của ga, hạn chế giao thông đi lại.

Không chỉ vậy, có video được nhiều người chia sẻ trên mạng Internet, quay cảnh hoạt động tẩy chay lễ Noel của một doanh nghiệp ở Sơn Đông.

Video cho thấy, nhiều người mang áo sơ mi đỏ và cầm cờ Trung Quốc la hét “tẩy chay Giáng sinh”.

Một người tên Lâm Ứng Cường ở Phúc Châu chỉ trích mạnh mẽ nhà chức trách không nên tẩy chay các hoạt động Giáng sinh,

“Hiện nay có vấn đề bất thường, rất vô lý, có thể nói là muốn độc tôn một loại hình thái ý thức hệ”.

Nhiều người chia sẻ cảm xúc trên trang weibo cá nhân:

“Cảnh sát còn nhiều hơn cả quần chúng!”
“Chỉ có thể gọi là một đêm lạnh giá!”
“Có gì đó xem nhau như kẻ thù!”

Cũng có người Hoa ở nước ngoài thở dài:

“Tại sao chính phủ và nhân dân luôn đối lập nhau?”

Một người khác mỉa mai:

“Đuổi tất cả mọi người đi, đúng là đảm bảo bình an!” 

Theo các chuyên gia, thì nhà cầm quyền không còn tự tin.

Nhà bình luận thời sự Lưu Nhuệ Thiệu (Liu Ruishao) tại Hồng Kông phân tích, nhà cầm quyền Trung Quốc tẩy chay lễ Giáng sinh bởi vì sợ hãi Giáng sinh truyền bá tư tưởng nhân ái, tự do và bình đẳng,

“Một thực tế là Trung Quốc không có tự do, văn hoá Đảng chỉ là lợi ích nhóm vì vật chất, không phải đến với nhau vì một giá trị sống”.

Ông nhấn mạnh, nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ ngăn chặn Thiên Chúa giáo hay Giáng sinh, mà còn cấm cản đối với bất kỳ tổ chức hay ngày lễ nào gây ảnh hưởng bất lợi đối với hình thái ý thức độc tôn của họ.

Lưu Nhuệ Thiệu lấy Pháp Luân Công làm ví dụ, số lượng người thực hành Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục lên đến hơn 70 triệu người, nhiều hơn so với số lượng đảng viên, thêm vào đó, thứ triết lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công trái với quan niệm của nhà cầm quyền Trung Quốc, vậy là bị ông Giang Trạch Dân xem là tà giáo.”

Học giả khoa học chính trị Ngô Tác Lai cho rằng,

“Nhà cầm quyền Trung Quốc tẩy chay Giáng sinh, xem bề ngoài thì dường như là chống lại văn hóa phương Tây, nhưng trên thực tế là để chống lại một nền văn minh chính trị, đây là hành động thiếu hiểu biết, ngu ngốc và cố chấp”.

Ông cho rằng hiện nay, nhà cầm quyền Trung Quốc sợ nhất chính là người dân phản đối họ một cách có tổ chức và theo pháp luật, còn có sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế, những điều này Đảng Cộng sản Trung Quốc cực kỳ sợ hãi, do đó sẽ ra sức đàn áp.

Về các thành phố ở Trung Quốc cấm tổ chức Giáng sinh.

Chính quyền một thành phố phía bắc Trung Quốc, cấm các hoạt động mừng lễ hội để "duy trì ổn định".

Chính quyền thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, hôm 15.12 thông báo trên mạng xã hội, cấm "truyền bá tôn giáo" trong công viên và quảng trường, dù không nói rõ là tôn giáo nào, đồng thời kêu gọi người dân báo cáo nếu phát hiện vi phạm.

Chính quyền thành phố nầy cũng cấm sử dụng bất kỳ đồ trang trí Giáng sinh nào và tổ chức các sự kiện ,liên quan đến Giáng sinh ở những nơi công cộng và bán hàng.

Ngoài ra, chính quyền thành phố còn cấm tổ chức các hoạt động như ca hát, khuyến mãi mừng lễ hội, yêu cầu dỡ bỏ băng rôn, tranh ảnh, đèn, các đồ trang trí Giáng sinh, nhằm "duy trì ổn định".

Giáng sinh không phải lễ chính thức ở Trung Quốc đại lục và trong nhiều năm, chính quyền có lập trường cứng rắn với bất kỳ ai tổ chức lễ hội công khai.

Tháng 12 năm ngoái, đoàn thanh niên trưởng đại học Nam Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam phải ký vào bộ quy tắc ứng xử, cam kết không tham gia các hoạt động kỷ niệm liên quan tới Giáng sinh.

Tờ báo South China Morning Post đưa tin quyết định của chính quyền thành phố.

Sắc lệnh nói rằng các nhân viên thực thi pháp luật phải tăng cường tuần tra và cấm mang cây Giáng sinh, ông già Noel và các đồ dùng khác dọc theo đường phố.

"Dỡ bỏ tất cả các hình ảnh Giáng sinh, dán trên cửa sổ của các cơ quan, biểu ngữ, quảng cáo ánh sáng và các công cụ tuyên truyền khác được tổ chức với lý do Giáng sinh"- tài liệu cho biết”.

Ngoài ra, chính quyền ra lệnh gia tăng kiểm soát hoàn toàn các sự kiện trong công viên thành phố và các địa điểm công cộng khác "quảng bá tôn giáo", và trong trường hợp phát hiện ra, hãy tiến hành theo dõi và báo cáo kịp thời.

Nhằm tẩy chay lễ Giáng Sinh, Trung Quốc tẩy não học sinh

Gần đây trên mạng Internet Trung Quốc Đại Lục lan truyền đoạn video quay cảnh một lớp tiểu học tổ chức họp lớp với chủ đề “Nói ‘không’ với ngày lễ phương Tây!”.

Tại cuộc họp, dưới sự chỉ đạo của một học sinh, tất cả học sinh khác mang đồng phục nhà trường giơ tay thề “Không theo ngày lễ của nước ngoài, bắt đầu từ bản thân, thừa kế và truyền bá văn minh, vui hưởng ngày lễ hội Trung Quốc!”.

Theo Nhật báo Apple (Hồng Kông) đưa tin, trong giờ học, một giáo viên trường tiểu học hỏi học sinh có biết ngày 24, 25, 26/12 là ngày lễ gì không?

Hầu hết các em trả lời ngày 24 – 25/12 là “Giáng sinh”, “Noel”, nhưng không biết ngày 26/12 là ngày lễ gì.

Giáo viên khiển trách và nói ngày 26/12 là ngày sinh nhật của Mao Trạch Đông, và yêu cầu học sinh sau này không nên ăn mừng Lễ Giáng sinh, chỉ nên ăn mừng “sinh nhật ông nội Mao”.

Hành vi “tẩy não” các cháu bé này khiến nhiều người thấy phản cảm, có cư dân mạng lên án hành vi của nhà trường là “trò đào tạo đạo đức giả!

Trẻ em có thật sự từ chối Giáng sinh không? Các bé có suốt đời tuân theo lời tuyên thệ này không? Thứ mang lại bầu không khí vui vẻ cho mọi người sao phải tẩy chay? Hay là có những người không vui vẻ, nên không muốn người khác vui vẻ? Những người này muốn dằn vặt thì cứ tự mình dằn vặt, đừng đổ nó lên con trẻ!”

Cũng có cư dân mạng nói,

"Tính người, không có phân chia phương Đông và phương Tây. Thế giới có Internet, người dân sống trong ngôi làng toàn cầu, tính cách ngày càng được hòa trộn vào nhau. Giáng sinh ca ngợi những giá trị như nhân ái đoàn kết và hài hòa từ bi, đều cho thấy vẻ đẹp của bản chất con người, vì vậy nó được đa số người dân Trung Quốc thừa nhận, hình ảnh ông già Noel nhân hậu đã đi sâu vào lòng mọi người. Tổ chức yêu cầu người Trung Quốc tẩy chay lễ Giáng sinh không chỉ là hành vi không khôn ngoan, trái nhân tâm, mà còn can thiệp vào quyền tự do của con người.”

“Cần tự tin vào văn hóa của nước nhà, không phải sợ ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, văn hóa Trung Quốc sẽ hấp thụ văn hóa nước ngoài và Trung Quốc hóa nó, hoặc lấy một phần hoặc hoàn toàn từ bỏ. Một nền văn hóa trải dài hàng ngàn năm nên có niềm tin như vậy, cũng nên cho mọi người trong nước có sự tự tin như vậy.”

Cư dân mạng còn chia sẻ: “Marx và Engels, Lenin cũng là thứ của nước ngoài”, “Trung Quốc giống Đông Triều Tiên rồi…

Được biết, sau Đại hội 19 Trung Quốc không còn Lễ Giáng sinh.

Nhật báo Apple còn có nhận định,

“Sau Đại hội 19 Trung Quốc không còn Lễ Giáng sinh! Các nhà chức trách trực tiếp ngăn chặn, ra lệnh cho các tổ chức đoàn Thanh niên và trường đại học ‘tẩy chay lễ hội Tây phương’, thậm chí còn sử dụng vũ lực bắt tháo bỏ cây thông Noel và các đồ trang trí khác; nhiều nơi còn tổ chức diễu hành đường phố ‘chống Giáng sinh’.
"Khống chế số người tín ngưỡng tôn giáo ở mức thấp nhất, dần dần giảm thiểu, cuối cùng đạt đến mức tôn giáo không còn tồn tại được nữa”, Diệp Tiểu Văn.
Tại trường Trung học số 1 Tập Ninh (Tsining No.1 Middle School) ở Nội Mông Cổ đã đưa ra thông báo, theo đó căn cứ vào,

"Quan điểm thực hiện truyền thừa văn hóa truyền thống ưu việt Trung Hoa” của Văn phòng Trung ương và Văn phòng Chính phủ, yêu cầu hoạt động dạy và học vẫn tiến hành bình thường vào đêm Noel (Chủ Nhật) và ngày Giáng sinh (Thứ Hai). Thông báo nêu rõ: “Cấm mọi hoạt động và hành động liên quan đến Giáng sinh! Lớp nào bị phát hiện sẽ tịch thu vật lễ, trừ điểm đánh giá thi đua!”.

Thông báo còn đề nghị, chủ đề buổi học giáo dục đạo đức chiều Thứ Hai, là thưởng thức thơ của Mao Trạch Đông.

Trước đó, Đại học Dược phẩm Thẩm Dương cũng đã ban hành lệnh cấm tất cả các cấp của trường không được tổ chức liên quan đến lễ hội phương Tây là ngày Giáng sinh.

Theo thông báo, việc những người trẻ tuổi mù quáng hưởng ứng các lễ hội phương Tây là do bị ảnh hưởng dư luận sai lầm, vì thế các hoạt động liên quan đến lễ Giáng sinh đều bị cấm trong các trường học.

Ban kiểm tra kỷ luật thành phố Hành Dương tỉnh Hồ Nam thì cấm các cán bộ đảng viên và và người thân gia đình tổ chức tụ họp liên hoan trong đêm Giáng sinh, một khi bị phát hiện sẽ phải giải trình trách nhiệm.

Cơ quan Công an Hành Dương cũng ra thông báo cho mọi người dân địa phương,

“Trong thời gian ngày lễ, mọi người đi vào đoạn đường trung tâm phải mang theo giấy tờ tùy thân, cơ quan công an sẽ tăng cường tuần tra, ai không nghe lệnh, cố ý vui chơi lấn chiếm đường lộ sẽ bị cưỡng chế đuổi đi”.

Tại sao Trung Quốc muốn “bài trừ” ngày lễ Giáng Sinh?

Trong lúc Phương Tây nô nức đón Giáng Sinh, thì Trung Quốc làm nhiều cách để khiến người dân kỳ thị lễ hội Phương Tây này, Nhật báo Wall Street đưa tin.

Mặc dù tỷ lệ người theo Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc chỉ chiếm số lượng nhỏ, Giáng Sinh ngày trở nên phổ biến.

Tầng lớp trung lưu coi đây là một dịp để tiệc tùng, hẹn hò và mua sắm.

Nhưng năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động phong trào yêu nước trong dân, một trong số đó là làm hồi sinh tinh thần văn hóa truyền thống của người Trung Quốc.

Wenzhou là một thành phố ven biển tại Trung Quốc, có nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo định cư.

Ngày 24/12, Ủy ban giáo dục Wenzhou ban hành thông tư cấm mọi hoạt động ăn mừng Giáng Sinh tại các trường học địa phương và nhà trẻ, Tân Hoa Xã đưa tin.

Mục đích của lệnh cấm nhằm xóa tan "sự ám ảnh" của các trường địa phương đối với các lễ hội phương Tây, ảnh hưởng xấu tới người dân Trung Quốc, đại diện ủy ban cho hay.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc coi Giáng Sinh là một dịp để tiệc tùng, hẹn hò và mua sắm.

Trường Cao đẳng Mordern của đại học Northwestern treo biển đỏ trong khuôn viên trường, kêu gọi sinh viên "phản đối lễ hội phương Tây phù phiếm". Cảnh tượng đã được chụp lại và đăng trên mạng xã hội cũng như báo chí địa phương.

Tin tức cho biết sinh viên trường này được yêu cầu ở nguyên trong trường vào đêm Giáng Sinh, họ phải ngồi xem một bộ phim tư liệu về văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Trên trang blog của Chi bộ Đảng trường cao đẳng, cơ quan này cho biết, đã thắt chặt tổ chức Giáng Sinh nhằm giúp "mọi người ngừng sính ngoại mù quáng và quy lụy trước sức mạnh đến từ nước ngoài".

Tại thành phố miền Nam Changsha, các sinh viên mặc trang phục Trung Quốc truyền thống, đồ xuống đường diễn hành phản đối ăn mừng Giáng Sinh.

Ảnh đăng trên tờ China News Service ghi lại cảnh các sinh viên giơ biểu ngữ viết: "Tẩy chay Giáng Sinh. Người Trung Quốc không nên ăn mừng lễ hội của nước ngoài". B.N 8

Trung quốc thi hành việc cấm đoán Giáng sinh có phải để thi hành một quyền lực cứng hay không?.

Ông Russell Leigh Moses, một chuyên gia chính trị tại Bắc Kinh nhận xét.

"Giáng Sinh là một mục tiêu mềm để giành được quyền lực cứng. Văn hóa là nơi khởi nguồn của hầu hết các vụ tranh cãi chính trị tại Trung Quốc".

Dưới thời lãnh đạo Mao vào những thập niên 60, 70, Trung Quốc cấm người dân tổ chức ăn mừng Giáng Sinh cũng như các hoạt động tín ngưỡng khác.

Tình hình được cởi nút dần sau cải cách kinh tế.

Lượng người dân theo Thiên chúa giáo theo ước tính tăng vọt từ 60 triệu lên 100 triệu người.

Các hành động hằn học nhằm vào Giáng Sinh từ chính quyền địa phương, đã thổi bùng làn sóng phản đối trong người dân và cộng đồng mạng Trung Quốc.

Trong một bản bình chọn thu hút 60.000 người tham gia trên Weibo vào chiều 25/12, 53% cho biết họ phản đối lệnh cấm, 47% thể hiện sự ủng hộ.

Các bình luận phản đối gay gắt tràn ngập chủ đề.

"Tôi chưa bao giờ tổ chức ăn mừng lễ hội phương Tây, nhưng tôi cho rằng việc này hoàn toàn là lựa chọn cá nhân", một tài khoản viết.

"Tôi căm ghét mọi hình thức ép buộc hay tẩy chay, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ".

"Vậy các sinh viên theo đạo Thiên Chúa giáo phải làm thế nào?", một tài khoản khác hỏi.

Ông Xiao Fang, giáo viên xã hội học tại Đại học Beijing Normal, nhận xét mặc dù trường học đóng vai trò quan trọng trong việc khởi dậy tinh thần dân tộc, một số trường đã hành động quá tay lần này.

"Người Trung Quốc ăn mừng Giáng Sinh không đồng nghĩa họ chấp nhận tín ngưỡng này. Họ mua sắm và hưởng ứng không khí mới lạ là chủ yếu. Nếu ai đó cho rằng điều này ảnh hưởng tới hệ giá trị của con người, tôi nghĩ như vậy là chuyện bé xé ra to".

Chính sách tôn giáo của ĐCSTQ là tiêu diệt tất cả tôn giáo?

Theo Epoch Times đưa tin ngày 9/12, kỹ sư cấp cao về kết cấu của Bộ Kiến thiết Trung Quốc Hà Lập Chí đã kể lại rằng 17 năm trước (năm 2000), ông từng tận mắt xem một video về cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ, nội dung là đương nhiệm Cục trưởng Cục quản lý Sự vụ Tôn giáo quốc gia khi đó là Diệp Tiểu Văn tổ chức một buổi thuyết giảng với bí thư đảng ủy, các bộ ủy các cơ quan trung ương và Quốc vụ viện.

Video dài 4 tiếng đồng hồ, trong đó ông Diệp Tiểu Văn nhắc đến mục đích cuối cùng của các chính sách tôn giáo của ĐCSTQ chính là tiêu diệt tất cả các tín ngưỡng tôn giáo, tiêu diệt linh hồn của nhân loại, đồng thời đưa ra 3 bước cụ thể.

Ba bước tiêu diệt tôn giáo

Còn về việc vì sao ĐCSTQ lấy hủy diệt tôn giáo làm mục đích, nhưng đồng thời lại nói trong hiến pháp rằng tín ngưỡng tôn giáo là tự do, ông Hà Lập Chí giải thích.

Ông Diệp Tiểu Văn có nói,

“Trung Quốc qua mấy ngàn năm đều luôn có tín ngưỡng tôn giáo, hiện tại lượng lớn quần chúng tín ngưỡng tôn giáo đều phân bố ở các khu vực dân tộc thiểu số như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, và Vân Nam".

"Nếu vừa mới bắt đầu liền không cho họ tin vào tôn giáo nữa, vậy thì sẽ dẫn đến vấn đề dân tộc tương ứng".

"Những dân tộc thiểu số này có thể sẽ nghĩ đến việc muốn thoát khỏi sự thống trị này, muốn độc lập, do đó trong hiến pháp mới viết như vậy, như khi thực thi vẫn phải lấy mục đích cuối cùng làm chuẩn tắc”, Diệp Tiểu Văn.

Ông Diệp nói thẳng, họ thông qua 3 thủ đoạn để thực thi:

“Thứ nhất, mời những lãnh đạo tôn giáo của dân tộc thiểu số đó đến Bắc Kinh làm quan to, Lạt Ma Tây Tạng cũng vậy, Ban Thiền cũng vậy, để họ hưởng thụ cuộc sống, cho họ những đãi ngộ tốt nhất để họ quên đi cái gì là tín ngưỡng tôn giáo.

Thủ đoạn thứ hai là đối với những lãnh tụ tôn giáo hoặc chưởng các môn phái không phục tùng, tức những người không nghe theo ĐCSTQ, thì tiến hành công kích họ, bắt giam, không để họ có không gian tồn tại.

Thủ đoạn thứ 3 chính là những khu vực tín ngưỡng tôn giáo rộng, thì tiến hành đẩy mạnh giáo dục thuyết vô thần, để những lớp người trẻ, những thế hệ mới không còn tin vào cha ông của chúng nữa".

"Như vậy, theo thời gian, những tín ngưỡng tôn giáo lâu đời ở những nơi này sẽ dần dần không còn tồn tại nữa".

"Khống chế số người tín ngưỡng tôn giáo ở mức thấp nhất, dần dần giảm thiểu, cuối cùng đạt đến mức tôn giáo không còn tồn tại được nữa”, Diệp Tiểu Văn.

Ông Diệp Tiểu Văn nói, trong 50 năm thống trị của mình, ĐSCTQ đã giành được những thành tựu rất lớn, chính là thành công trong việc khiến các tôn giáo đang tồn tại ở Trung Quốc chuyển biến thành một bộ phận cấu thành thể chế của ĐCSTQ, phục vụ cho mục đích chính trị của ĐCSTQ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share