Trung Quốc đạt được bước đáng kể trong cuộc chạy đua lên không gian

The first image of the Moon's far side taken by China's Chang'e-4 probe

The first image of the Moon's far side taken by China's Chang'e-4 probe Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ và Nga khi trở thành quốc gia đầu tiên đáp phi thuyền xuống phần tối của mặt trăng.


Việc đổ bộ của chiếc xe thám hiểm của Trung Quốc hiện được cả nước ăn mừng và được xem là khoảnh khắc đáng kể nhất trong việc thám hiểm không gian.

Tuy nhiên các chuyên gia cảnh cáo việc nầy có thể gây tác động mạnh mẽ trên địa cầu khi cuộc thi đua tìm năng lượng trên không gian ngày thêm sôi nổi.

Chỉ sau 15 năm gởi một phi hành gia lên không gian, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đổ bộ xuống bề mặt bên kia của mặt trăng.

Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, phi thuyền thám hiểm cung Quảng mang tên Hằng Nga 4 đã đáp êm thắm xuống bề mặt bên kia phía xa của nguyệt cầu vào hôm thứ năm ngày 3 tháng giêng và đã truyền về những hình ảnh rõ nét về bề mặt khuất bên kia của mặt trăng.

Được biết mặt trăng xoay cùng với vận tốc và quay chung quanh trái đất, vì vậy hầu như mặt bên kia đôi khi được gọi là phần tối của mặt trăng, không bao giờ được nhìn thấy từ địa cầu.

Trong khi có các phi thuyền thấy được bề mặt tối nầy, thế nhưng chưa hề có quốc gia nào đáp xuống cả.

Trưởng ban vẽ kiểu cho phi thuyền thám hiểm mặt trăng thành công là ông Tôn Trí Châu cho biết, toán Trung Quốc biết được kế hoạch sẽ thành công.

“Toàn thể tiến trình đã diễn ra như dự tính, kết quả hết sức chính xác và việc đổ bộ rất vững vàng êm thắm".

"Địa điểm đáp xuống hiện thời là nơi lý tưởng nhất của chúng ta, nói khác đi là chúng ta đáp đúng ngay mục tiêu”, Tôn Trí Châu.

Công việc của phi thuyền Hằng Nga 4 bao gồm thám hiểm địa hình trên mặt trăng, kết cấu địa tầng và việc hình thành các khoáng sản.

Việc đổ bộ là bước sau cùng của Trung Quốc trong cuộc đua để theo kịp Nga và Mỹ, cũng như trở thành một cường quốc không gian quan trọng vào năm 2030.

Bắc Kinh có kế hoạch phóng một trạm không gian của riêng mình, vào năm tới 2020.

Trưởng ban kế hoạch của phi thuyền Hằng Nga 4 là ông Vũ Duy Dân cho biết, Trung Quốc tin rằng các thành tựu thêm nữa sẽ đến gần.

“Nếu các nỗ lực thám hiểm Mặt trăng của chúng ta thành công và nếu chúng ta có thể hoàn tất thêm nữa, thì nỗ lực của chúng ta sẽ là sự đóng góp lớn lao cho nhân loại". 

"Nó cũng là việc nâng cao khả năng của chúng ta, trong việc thám hiểm không gian".

"Vì vậy tôi nghĩ, triễn vọng thám hiểm Cung Quảng của chúng ta sẽ không kết thúc, thay vào đó chúng ta sẽ tiếp tục dấn thân vào các kế hoạch lớn hơn và dài hạn hơn, cộng thêm nhiều nỗ lực hơn nữa”, Vũ Duy Dân.

Tiến sĩ Brad Tucker là nhà vật lý không gian tại Đại học Quốc gia Úc nói rằng, việc đổ bộ lên bề mặt tối của mặt trăng là chuyện đáng kể .

“Chưa có ai từng đổ bộ xuống mặt bên kia của Mặt trăng. Những lần bay chung quanh mặt sau của Mặt trăng, là các chuyến bay của phi vụ Apollo".

"Vì vậy con người có một số kinh nghiệm về phần mặt trăng hướng về địa cầu, với việc thu nhặt đá mặt trăng trong các chuyến Apollo, thế nhưng chúng ta chưa hề thám hiểm phần bên kia của nguyệt cầu".

"Có nhiều lý do về khoa học về việc thám hiểm việc nầy, để chúng ta biết được Cung Quảng được hình thành ra sao và mặt bên kia có những gì, cũng như cuối cùng thực sự có ích lợi cho việc hiểu biết về không gian trong tương lai và cho những cuộc thám hiểm không gian".

"Vì vậy về mặt kỹ thuật và khoa học, thì đó là một thành tựu lớn lao”, Brad Tucker.

Cho đến nay Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đã đổ bộ lên mặt trăng, thế nhưng cả Trung Quốc và Liên Xô cũ đều có khả năng đưa người lên không gian.
"Hy vọng nước Úc qua các kinh nghiệm trong quá khứ, trong việc tìm kiếm và cứu nạn cũng như theo dõi các hoạt động trong không gian, sẽ giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề nầy,” Brad Tucker.
Với các kế hoạch của Cơ quan Hàng không Không gian Hoa kỳ NASA, nhằm vào việc có người đổ bộ lên Hoả tinh vào giữa thập niên 2030, thì các nước khác hiện nhắm đến mặt trăng như một trạm dừng chân, trong việc tiến vào thái dương hệ.

Tiến sĩ Tucker cho rằng, mặt trăng có nhiều tài nguyên như nước đá và khí hélium 3, vốn có thể giúp nhiều trong việc thám hiểm Hoả tinh và ngay cả chính mặt trăng cũng là nơi sinh sống của con người.

Ông cho biết, Trung Quốc sẽ khai thác thành công nầy của họ.

“Nó cho thấy cả về mặt kỹ thuật và khoa học, là họ có mặt tại đây như một siêu cường và tìm kiếm nhiên liệu sẽ trở thành một điều thú vị và cần thiết, trong các cuộc chiến về luật pháp trên không gian và đó là các tài nguyên trong không gian”.

Tiến sĩ Tucker cho biết, cuộc chạy đua đã khởi sự và sẽ tiếp tục nóng thêm.

“Hiện thời đã có một hiệp ước, đó là hiệp ước về mặt trăng năm 1967, theo đó qui định việc xử dụng tài nguyên và cho rằng, bất cứ vật gì từ mặt trăng sẽ thuộc về tất cả nhân loại".

"Vâng, rõ ràng điều đó không hề xảy ra, thực vậy Hoa Kỳ vào năm 2015 và tại Lục xâm Bảo năm 2016, đã thông qua đạo luật hủy bỏ đạo luật nầy".

"Vì vậy khi những gì mà chúng ta goị là khai thác khoáng sản trên không gian, hay việc sử dụng tài nguyên trong không gian, dù là trên mặt trăng, sao Hỏa hay cac hành tinh khác, việc nầy ngày càng trở thành một thực tế và những gì chúng ta thấy là một vấn đề ngày càng lớn lao hơn,” Brad Tucker.

Ông cũng nói rằng, nước Úc có thể có một vai trò quan trọng.

“Chúng ta cần thoát khỏi hệ thống các hiệp ước và tiến vào một hệ thống tự điều khiển, vốn không chỉ đại diện cho các quốc gia, mà còn các công ty tư nhân nữa".

"Hy vọng nước Úc qua các kinh nghiệm trong quá khứ, trong việc tìm kiếm và cứu nạn cũng như theo dõi các hoạt động trong không gian, sẽ giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề nầy”, Brad Tucker.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share