Chính phủ muốn dự luật tự do tôn giáo

Prayers are offered with incense sticks at the Glebe Buddhist Temple in Sydney

Prayers are offered with incense sticks at the Glebe Buddhist Temple in Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhóm tranh đấu và đảng đối lập chỉ trích dự luật chống kỳ thị tôn giáo, cho rằng tu chính này có thể đề cao việc phân biệt đối xử thay vì chống lại tình trạng đó.



Chính phủ liên bang loan báo dự luật chống kỳ thị tôn giáo.

Tổng trưởng Tư Pháp Christian Porter tiết lộ dự luật, trong lúc nói chuyện với các vị lãnh đạo tôn giáo tại Đại Thánh đường ở Sydney.

Ông Porter nói rằng, chính phủ nhìn nhận vai trò của tôn giáo trong cuộc sống của người dân Úc và nhu cầu cần được bảo vệ một cách chính thức.

“Không nên xem thường tầm quan trọng của tôn giáo đối với các thành phần xã hội và những thành công của chính nước Úc".

"Các nỗ lực nhằm thay thế tôn giáo đã xảy ra trong lịch sử với những chủ thuyết thế tục giả hiệu, đã hoàn toàn thất bại".

"Việc nầy có lẽ là do không có gì thay thế được, sức mạnh căn bản của mỗi cá nhân qua niềm tin tôn giáo của họ”, Christian Porter.

Chính phủ cho biết, dự luật nhắm vào việc bảo đảm cho người dân Úc có thể bày tỏ niềm tin tôn giáo, tương tự như các luật lệ chống kỳ thị hiện có.

Dự luật cho phép mọi người có thể khiếu nại, nếu gặp những vụ kỳ thị tôn giáo trong các lãnh vực như nhân dụng và giáo dục.

Ông Porter cho biết, chính phủ sẽ áp dụng những gì mà ông gọi là ‘đường lối che chắn’ hơn là ‘đường lối xung đột với một thanh kiếm’, khi thảo ra dự luật.

“Trong việc quyết định xem loại luật pháp nào thích hợp để chống lại những phá hoại niềm tin tôn giáo, chính phủ đã hiểu biết cẩn thận về nhiều khó khăn thực sự và các quan ngại hợp lý hiển nhiên cho mỗi cá nhân người dân Úc có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình”, Christian Porter.

Trong khi dự luật cho phép mọi người bày tỏ quan điểm tôn giáo, thì các thương vụ có thể chống lại quan điểm đó, nếu họ có thể chứng tỏ việc nầy làm thiệt hại đến giá trị thương mại của họ.

Đó là một điều khoản nhắm đến việc đề cập các trường hợp, như cầu thủ cricket là anh Israel Folau bị Tổng Hội Cricket Úc châu hủy bỏ hợp đồng hồi năm nay, sau khi anh nầy nhiều lần đăng tải các bình luận trên trang mạng xã hội.

“Một số người có cùng lập trường với anh Israel Folau có thể cho rằng, luật lệ mà anh nầy bị sa thải là kỳ thị gián tiếp một cách bất công".

"Chủ nhân cần tranh luận rằng luật lệ đó là hợp lý, thế nhưng khi làm việc nầy họ phải chứng tỏ sự thiệt hại về mặt thương mại cho đội bóng”, Christian Porter.
"Nó mang lại những đặc quyền mới cho những người có đức tin, nhưng lại ghi đè lên sự bảo vệ phân biệt đối xử hiện có, cho những người khác”, Anna Brown.
Tuy nhiên các nhóm tôn giáo lại quan tâm đến việc dự luật không đi đủ xa, để bảo vệ các tuân thủ những giáo điều tương tự.

Giám mục Anh giáo ở phía nam Sydney là ông Michael Stead cho biết, điều khoản nầy sẽ khiến cho nhiều người không thể bày tỏ niềm tin của họ.

“Sự kiện là vấn đề nầy hiện được tìm cách giải quyết một các riêng rẻ với một vấn đề khác, đó là việc hủy bỏ các ngoại lệ về tôn giáo, tôi nghĩ rằng đó là một lầm lỗi rất đáng kể”, Michael Stead.

Còn các lãnh đạo tôn giáo khác cho biết, họ ước muốn ông Tổng trưởng Tư Pháp tham vấn họ trước đó thêm nữa.

Giám đốc về Chính sách toàn quốc của các trường đạo tại Úc là ông Mark Spencer nói rằng, ông sẽ rắt hân hoan khi được tham dự.

“Nếu có cơ hội tham khảo ý kiến ​​của Tổng trưởng Tư Pháp về vấn đề này, chúng tôi cố gắng đến mức tối đa, vốn là điều rất quan trọng đối với chúng tôi".

"Vì vậy, có một chút giao tiếp cởi mở thì sẽ tốt đep hơn. Dự luật là một khởi đầu tốt, nhưng chúng ta có thể làm cho nó tốt hơn nữa”, Mark Spencer.

Nhiều chính khách cũng chia sẻ quan điểm là cần có sự tham khảo rộng rãi hơn.

Phát ngôn nhân đối lập Lao động về luật pháp là ông Mark Dreyfus cho rằng, công chúng và Quốc hội phải có thời gian thích hợp để thảo luận dự luật.

“Nay là lúc có cuộc tranh luận rằng, chính phủ cho phép chuyện nầy xảy ra trong nội bộ với toàn bộ cộng đồng Úc".

"Tôi kêu gọi chính phủ đảm bảo rằng, đây không chỉ là một cuộc tham vấn đơn thuần mà là một tư vấn thích hợp, một lãnh vực mà chính phủ không chỉ cho phép có đủ thời gian, để mọi người bày tỏ quan điểm của họ về dự luật quan trọng này, mà còn lắng nghe quan điểm của họ”, Mark Dreyfus.

Một số người cảnh cáo rằng, dự luật sẽ tạo ra một cơ hội để mọi người có thể kỳ thị đối với cộng đồng LGBTIQ+.

Thượng nghị sĩ đảng Xanh là bà Janet Rice nói rằng, bà thực sự báo động về dự luật nói trên.

“Dự luật như được soạn thảo như hiện nay, đã lấy đi quyền của giới LGBTIQ+ và những nhóm thiểu số khác, để có thể gây ra những thiệt hại đáng kể nhân danh tôn giáo".

"Chúng tôi rất quan ngại về ý nghĩa của dự luật nầy đối với thành phần LGBTIQ+, nếu nó được hành xử theo cách thức như vậy”, Janet Rice.

Đó là một cảm nghĩ cũng được tổ chức toàn quốc tranh đấu cho cộng đồng LGBTIQ+ là Equality Australia chia sẻ.

Chủ tịch là bà Anna Brown cho biết, luật pháp phải bảo đảm rằng mọi người đều được đối xử bình đẳng.

“Khi quí vị nhìn vào dự luật nầy, nó thực sự lưu giữ chủ nghĩa đặc biệt tôn giáo".

"Nó mang lại những đặc quyền mới cho những người có đức tin, nhưng lại ghi đè lên sự bảo vệ phân biệt đối xử hiện có, cho những người khác”, Anna Brown.

Được biết dự luật sẽ được công chúng tham vấn rộng rãi, với hy vọng sẽ được đệ trình trước Quốc hội vào tháng 10 sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share