Chủ tịch BioNTech tin tưởng vắc xin có thể đối phó với virus đột biến

Ugur Sahin, co-founder and CEO of biotechnology company BioNTech

Ugur Sahin, co-founder and CEO of biotechnology company BioNTech Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đại dịch coronavirus lây lan đến cùng trời cuối đất, khi các trường hợp lây nhiễm đầu tiên ghi nhận tại Nam Cực. Việc nầy diễn ra khi một công ty dược phẩm cho biết vắc xin của họ, dường như cũng hữu hiệu chống lại dòng virus mới.


Nam Cực nay không thể xem là lục địa duy nhất không có coronavirus lây nhiễm, sau khi có ít nhất 36 người bị nhiễm virus tại một trạm nghiên cứu xa xôi.

Quân đội Chí Lợi cho biết, quân nhân và một số nhà thầu dân sự đã xét nghiệm dương tính tại căn cứ Bernada O’Higgins, ở phía bắc Nam Cực.

Những người bị nhiễm đã được không vận khỏi Nam Cực và hiện cách ly tại Patagonia ở Chí Lợi.

Một nhà nghiên cứu y khoa tại đại học Mafallanes là ông Cristian Nunez nói rằng, nhiệt độ lạnh lẽo dường như khiến cho người ta dễ bị lây nhiễm.

“Chúng tôi biết việc tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người".

"Điều kiện cách ly, sự thay đổi ánh sáng theo mùa với tính cách nhạy bén, cũng có thể trấn áp sự miễn nhiễm nữa".

"Vì vậy chúng tôi biết có một vài yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều hơn đối với con người, khi hệ thống miễn nhiễm giảm bớt trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và đặc biệt với công việc họ làm ở đây”, Cristian Nunez.

Trong khi đó, công ty dược phẩm BioNTech tin tưởng vào loại vắc xin cộng tác với hãng Pfizer, có khả năng chống lai 2 dòng virus mới.

Đã có những quan ngại là việc virus đột biến tìm thấy ở Anh quốc và Nam Phi, có thể chống lại các loại vắc xin hiện có.

Giám đốc của hãng BioNTech là ông Ugur Sahin cho biết, công ty của ông hiện thử nghiệm tính cách hữu hiệu của vắc xin với những dòng virus mới, trước khi có việc phân phối qui mô tại Liên Âu.

Giáo sư Sahin cho biết, các mũi chích trước đây đã thử nghiệm với hơn 20 dòng virus khác nhau và tò ra thành công, khi kích thích phản ứng miễn nhiễm.

“Vào lúc nầy, chúng tôi không biết liệu vắc xin của chúng tôi có thể cung cấp sự bảo vệ chống lại loại virus mới hay không, thế nhưng về mặt khoa học, nó dường như có khả năng cao nhất gây nên phản ứng miễn nhiễm và có thể đối phó với dòng virus mới”, Ugur Sahin.

Được biết Liên Âu hiện thúc giục các nước thành viên dở bỏ lệnh cấm đi lại đối với Anh quốc, để cho phép các vụ đi lại cần thiết và việc chuyển vận hàng hoá được tái lập.

Nước Pháp đã đồng ý chấm dứt lệnh phong tỏa đối với các chuyến hàng đến từ Anh quốc, bao gồm hàng hoá, khiến cho hàng ngàn xe tải bị kẹt và các quầy ở siêu thị trống rổng.

Bộ Trưởng Giao thông Anh quốc là ông Grant Shapes nói rằng, Pháp và các công dân trong Liên Âu có thể trở về nhà nếu họ thử nghiệm âm tính với COVID-19.

“Chúng tôi thực hiện nhiều tiến bộ rất tốt hôm nay với chính phủ Pháp và những gì chúng tôi thỏa thuận là biên giới mở cửa, với việc xét nghiệm đối với mọi người ra khỏi nước".

"Việc nầy có nghĩa là, quí vị phải xét nghiệm trong vòng 3 ngày và dĩ nhiên, đó là việc xét nghiệm được chứng nhận nữa”, Grant Shapes.

Thế nhưng nhiều tài xế xe tải ở Âu Châu cho biết, họ không thể trở về gia đình đúng thời điểm Giáng Sinh.

Ông Sergio Robles người Tây Ban Nha, bị kẹt tại cảng Dover trong 3 ngày qua, nói rằng việc đối xử với tài xế thật quá dã man.

“Tôi nghĩ đó không phải là cách để giải quyết vấn đề như thế nầy đối với những người đang làm việc".

"Chúng tôi không phải ở trong ngày nghỉ, chúng tôi đang làm việc".

"Chúng tôi muốn có quyền như mọi người khác, thực tế là chúng tôi là những người chuyển vận hàng hoá cho cả thế giới, nhưng họ đối xử với chúng tôi quá tệ hại như là rác rưởi vậy".

"Chúng tôi không vui hưởng Giáng Sinh tại nhà, với gia đình và con cái và thiếu mọi thứ”, Sergio Robles.
"Các nhân viên y tế ở những nước khác được ưu tiên và là một phần trong dân chúng được chính ngừa”, Ismet Gavrankapetanovic.
Trong khi đó, những nhà tổ chức Thế Vận Hội Tokyo bị đình hoãn, sẽ chi tiêu hơn 1, 2 tỷ đô la về các biện pháp chống coronavirus, trong các sự kiện vào năm tới.

Ngân khoản phụ thêm cho Thế Vận Hội vốn bị đình hoãn hồi tháng 3, sẽ chi vào việc thử nghiệm, một bệnh viện, các sắp xếp và biện pháp vệ sinh tại các trung tâm thi đấu.

Chủ tịch Tokyo 2020 là ông Toshiro Muto cho biết, các cuộc tranh tài tốn phí tổng cộng là 21 tỷ đô la.

“Đó là một vấn đề lớn cho chúng tôi, để bảo đảm có nhiều nhân viên y tế như chúng tôi hy vọng, khi đối phó với một tình thế khi các cơ sở y tế tư, hiện chật vật với việc quản lý chỉ vì coronavirus”, Toshiro Muto.

Còn Tổng Thống Mỹ đắc cử là ông Joe Biden hiện đẩy mạnh có thêm các biện pháp hỗ trợ để chống lại coronavirus và ông nói rằng, những ngày đen tối nhất của đất nước vẫn còn trước mặt.

Việc nầy diễn ra khi Quốc Hội Mỹ thông qua kế hoạch cứu trợ 900 tỷ đô la hồi tuần nầy, nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Ông Biden cho biết, chính phủ sẽ trình một dự luật khác vào năm tới, bao gồm một vòng chi tiêu kích thích kinh tế cho người dân Mỹ.

“Vào đầu năm tới, tôi sẽ đưa ra Quốc Hội kế hoạch của tôi về những gì sẽ xảy ra kế tiếp, chúng ta cần giúp đỡ nhiều hơn để hoàn thành việc phân phối vắc xin".

"Chúng ta sẽ cần nhiều việc thử nghiệm, để có thể mở cửa trường học".

"Chúng ta cần thêm ngân quỹ, để giúp các lính cứu hỏa và cảnh sát, nhiều người đã bị nghỉ việc".

"Cũng đồng cảnh ngộ là hàng triệu gia đình đau khổ khác, không có đầy đủ thức ăn trên bàn mỗi ngày, không trả nổi tiền thuê nhà, hay tiền mua nhà trả góp”, Joe Biden.

Trong khi đó, Tổng Thống Bosnia là ông Milorad Dodik là vị lãnh đạo quốc gia mới nhất bị nhiễm virus.

Là chủ tịch người Serbia của Tổng Thống chế gồm 3 người của Bosnia, ông Dodik được nhập viện và chẩn đoán với chứng sưng phổi.

Việc nầy diễn ra khi Bosnia ghi nhận mỗi ngày có hơn 600 ca nhiễm mới và 85 người chết.

Vị Tổng Giám Đốc của bệnh viện Sarajevo là ông Ismet Gavrankapetanovic kêu gọi phải nhanh chóng có vắc xin.

“Tôi rất bất mãn với sự kiện là vắc xin không bắt đầu tại Bosnia cho đến mùa xuân năm sau".

"Các đồng nghiệp của chúng tôi từ các quốc gia trên khắp thế giới, hiện nhận được việc chủng ngừa mỗi ngày hiện nay".

"Các nhân viên y tế ở những nước khác được ưu tiên và là một phần trong dân chúng được chính ngừa”, Ismet Gavrankapetanovic.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share