Chương trình tiếp cận vắc xin công bằng bảo đảm 300 triệu liều thuốc chủng

Women hold placards to demand fair distribution of vaccines to developing countries during a protest in Lahore, Pakistan, 29 January 2021.

Women hold placards to demand fair distribution of vaccines to developing countries during a protest in Lahore, Pakistan, 29 January 2021. Source: EPA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Sáng kiến chia sẻ vắc xin COVID-19 do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, dự tính sẽ cung cấp hơn 300 triệu liều thuốc chủng, phần lớn cho các nước đang phát triển. Tin tức nầy được biết khi Ủy ban Thế Vận Quốc tế công bố các hướng dẫn đầu tiên về coronavirus cho những người tham dự.


 

Sáng kiến chia sẻ vắc xin công bằng dự trù cung cấp 337,2 triệu liều vắc xin, phần lớn đến các nước đang phát triển, trong 6 tháng đầu năm nay.

Việc nầy sẽ đủ để chủng ngừa gần 169 triệu người với 2 mũi tiêm, hay khoảng 3 phần trăm dân số của 145 quốc gia tham gia chương trình COVAX.

Vắc xin sẽ do AstraZeneca và Oxford phát triển trong 2 quí đầu, phần lớn được chế tạo theo giấy phép của Viện Huyết Thanh Ấn Độ.

Ngoài ra còn 1,2 triệu liều của Pfizer-BioNTech hy vọng sẽ phân phối trong quí đầu tiên của năm nay.

Phó Giám đốc Liên Minh về Sáng kiến Sẵn sàng Đối phó Đại dịch, ông Frederick Kristensen cho biết loan báo nói trên đánh dấu một thời khắc quan trọng của chương trình COVAX.

“Với số lượng loan báo hôm nay, chúng ta đang ở trên con đường thực sự bắt đầu cân bằng trên bản đồ thế giới".

"Cho đến nay, nó cho thấy những nước có lợi tức thấp vẫn chưa khởi sự việc chủng ngừa cho một người nào, trong khi các nước giàu có hơn đã tiến hành việc chủng ngừa qui mô”, Frederick Kristensen.

Trong khi đó, Lực lượng Chiến thuật Chống Coronavirus tại Hoa Kỳ cho biết, các trường hợp nhiễm COVID-19 mới và con số bệnh nhân nhập viện hiện giảm dần.

Được biết chính phủ Biden vẫn tin tưởng, có thể đạt mục tiêu là chủng ngừa 100 triệu liều trong vòng 100 ngày.

Tại các địa điểm tiêm chủng ờ thành phố Nữu Ước, bất chấp thời tiết giá lạnh mùa đông, người ta xếp hàng dài khi thành phố gia tăng chiến dịch chủng ngừa.

Trưởng Y tế của Thành phố Nữu Ước là bà Jacqueline Delmont cho biết, có nhiều người nhẹ nhõm khi cuối cùng vắc xin hiện có sẵn.

“Rõ ràng là có sự nhẹ nhõm, thế nhưng vào mùa đông, tôi nghĩ chúng ta sẽ có các vấn đề về thời tiết".

"Tuy nhiên điều quan trọng nhất là chích vắc xin và làm việc nầy một cách an toàn".

'Hy vọng họ sẽ nhận được liều thứ hai một cách nhanh chóng trong nay mai”, Jacqueline Delmont.

Trong khi các vụ lây nhiễm coronavirus cuối cùng giảm xuống tại Mỹ và Canada sau nhiều tuần lễ gia tăng liên tiếp, Tổ chức Y tế Liên Mỹ cho biết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng, tại các quốc gia châu Mỹ La Tinh.

Trong khi đó, trưởng Y tế tại Anh quốc, bác sĩ Chris Whitty cảnh cáo những người đã được chủng ngừa, sẽ không được bảo vệ trong 1 hay 2 tuần đầu, sau khi nhận được vắc xin.

Ông thúc giục mọi người đã được tiêm chủng lần thứ nhất, hãy tiếp tục tuân thủ qui tắc giãn cách xã hội.

Ông cũng nói thêm rằng, có nguyên nhân cho thái độ lạc quan khi quốc gia nầy đã qua đỉnh điểm của đợt lây nhiễm thứ hai.

“Con số người chết vì COVID-19 bắt đầu giảm xuống, thế nhưng như Thủ Tướng nói, con số hãy còn rất cao và nó sẽ như vậy trong một thời gian, rồi sẽ giảm xuống như quí vị thấy theo chiều hướng nầy".

"Những hậu quả đầu tiên chúng ta thấy được, là dường như vắc xin làm giảm bớt con số tử vong”, Chris Whitty.
"Chúng tôi không dự trù có quá nhiều sự vi phạm, tuy nhiên nếu có xảy ra thì sẽ có các biện pháp kỷ luật áp dụng, nếu cần chúng tôi sẽ khởi động Ủy ban Kỷ Luật”, Christophe Dubi .
Còn Israel cho đến nay đã tiêm chủng cho một phần 3 trong dân số 9 triệu dân, thế nhưng nhà cầm quyền Palestine chỉ nhận được đợt đầu tiên là 2 ngàn liều vắc xin, do Israel cung cấp hôm thứ hai.

Hồi tháng qua, Bộ Ngoại Giao Palestine cáo buộc Israel đã làm ngơ bổn phận của mình, khi không bao gồm người Palestine tại vùng Tây Ngạn và dải Gaza trong chương trình chủng ngừa, thế nhưng các viên chức Israel cho biết đó là công việc của nhà cầm quyền Palestine.

Một cư dân ở Bethlehem và là người đứng đầu Dịch vụ Hỗ trợ Y tế, ông Waleed El Khatib nói rằng, có những khó khăn để vắc xin đi vào lãnh thổ Palestine.

“Vắc xin cần được đưa vào lãnh thổ Palestine và cũng tiêm chủng cho những người Palestine tại Jerusalem".

"Không có cách thức nào thay thế, hơn là vắc xin phải đi qua Israel".

"Cuối cùng thì vắc xin là thuốc men cho mọi người, dù là Palestine hay Do Thái hay những người khác”, Waleed El Khatib .

Trong khi đó, Ủy ban Thế Vận Quốc tế vừa ra hướng dẫn đầu tiên về coronavirus cho các nước tham dự.

Qui tắc mới bắt buộc mọi lực sĩ và các viên chức phải thử nghiệm trước khi đến và sẽ được yêu cầu phải xuất trình một thử nghiệm âm tính trong vòng 72 tiếng đồng hồ trước khi lên đường.

Họ cũng được xét nghiệm mỗi 4 ngày trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội, trong khi khán giả bị cấm ca hát hay reo hò, nhằm giảm bớt cơ hội lây nhiễm.

Giám đốc Thế Vận Hội, ông Christophe Dubi cho biết, qui tắc mới sẽ giúp bảo đảm sự kiện thể thao là an toàn đối với COVID-19.

“Những qui định về thi đấu được đề ra để tuân thủ, chúng rất đơn giản để mọi người được an toàn và nhằm phục vụ cho tất cả".

"Chúng tôi không dự trù có quá nhiều sự vi phạm, tuy nhiên nếu có xảy ra thì sẽ có các biện pháp kỷ luật áp dụng, nếu cần chúng tôi sẽ khởi động Ủy ban Kỷ Luật”, Christophe Dubi .

Con số khán giả nói chung được phép tham dự và các du khách bên ngoài Nhật Bản có được theo dõi Thế Vận Hội hay không, sẽ được loan báo trong những tuần lễ sắp tới.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share