Chương trình trợ giúp tâm thần cho nam giới

Mental health

Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các số liệu cho thấy kinh tế Úc thất thoát 12 tỉ đôla mỗi năm vì mất ngày công do bệnh tâm thần. Hàng năm có 3.000 người Úc quyên sinh, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong lứa tuổi 15-44.


Clinton Hill từng đoạt huy chương bạc 400 mét chạy tiếp sức tại Thế vận hội Athens năm 2004. Sau đó anh chuẩn bị tranh tài ở Thế vận hội London nhưng không may bị chấn thương ở nhượng chân nên phải bỏ ngang.

“Mỗi tối tôi đều mơ thấy thế vận hội, bạn có thể hỏi vợ tôi, và đó là những giấc mơ không hay bởi vì tôi không ra sân được nữa, những giấc mơ đó trở thành ác mộng.”

Người cựu vận động viên 39 tuổi cho biết những thành tích quốc tế trước đó nay trở thành gánh nặng cho anh.

"Đó là điểm yếu khiến tôi bận tâm suốt ngày bởi vì nó trở thành gánh nặng trong cuộc sống cũng như lúc thi đấu trước 100 ngàn khán giả, chưa kể hàng triệu khán giả xem trên truyền hình."

Hàng năm hơn 3 triệu người người Úc bị trầm cảm hay lo âu thái quá, nhưng nhiều người không bao giờ tìm cách chữa trị. Clinton cũng bị lo âu thái quá.

"Tôi thường bị hụt hơi. Tôi không muốn đi đâu cả. Tôi ráng tìm hiểu tại sao tôi lại như vậy nhưng tôi không bao giờ hiểu rõ được. Có phải đó là do những trải nghiệm trong quá khứ, ví dụ sự thất vọng vì phải bỏ nagng sự nghiệp? Thế vận hội London 2012 là điểm đến cuối cùng của tôi. Nhưng tôi không tới được đích, các cánh cửa đã đóng sập trước mặt tôi.”

Cách Clinton đối mặt với căn bệnh của mình là đạp xe gây quỹ để giúp những người đang chịu đựng trong bóng tối.

Nhóm thiện nguyện của Colin hỗ trợ một một chương trình trên mạng của Đại học Macquarie nhắm vào nam giới, nhưng các thành viên được quyền nặc danh. Blake Dear là một nghiên cứu gia tâm lý của Đại học Macquarie giải thích thêm.

"Rất nhiều người đàn ông không muốn tâm sự cảm xúc của họ. Họ thật ra không biết nói chuyện với ai, và cũng không biết nói như thế nào về tình trạng tâm thần của bản thân. Họ không thường nói chuyện này trong gia đình mà giữ nó trong lòng."

Ông Blake giải thích chính nhờ các thành viên không cần phải nêu danh tính cho nên người ta cảm thấy thoải mái để trò chuyện hơn.

“Hàng năm 20 phần trăm sẽ bị trầm cảm hoặc lo âu thái quá nhưng rất ít người đi chữa trị, nhưng tất cả mọi người đều có thể vào internet”.

Đại học Macquarie tổ chức những khóa trên mạng, kéo dài trong 10 tuần, để hướng dẫn các thành viên cách thay đổi những suy nghĩ bi quan.

“Kiểu suy nghĩ bi quan ví dụ như tôi vô dụng, không ai thích tôi, tôi sẽ không làm gì được hết cả.. Chúng tôi đã giúp nhiều người đàn ông vượt qua được chính họ nhờ tìm sự giúp đỡ.”

Với 40 phần trăm các thành viên cho biết họ có thuyên giảm, các nhà nghiên cứu tin rằng là nhờ họ không cần lộ danh tính. Clinton và 50 cua-rơ khác trong nhóm hy vọng sẽ quyên được 100 ngàn đôla khi họ đạp 400 cây số trong 3 ngày trong tháng 11. Một trong những cua-rơ thiện nguyện là phóng viên Michael Tomalaris, của SBS.

“Tôi biết đến đua xe đạp trong 25 năm qua nhờ tường thuật Tour de France cho SBS. Nếu bạn có thể vừa đạp xe trong lúc rảnh rỗi vừa gây quỹ để giúp những người bị bệnh tâm thần, vốn là một vấn đề lớn ngày nay, thì bạn đã làm được một chuyện rất tốt rồi.”


Share