Thời tiết khắc nghiệt tại Âu châu và Mỹ sẽ thành chuyện bình thường trong tương lai

Weather in Britain

Weather in Britain Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhiều nơi tại Âu châu và Hoa kỳ hiện lâm vào tình trạng thời tiết hết sức khắc nghiệt, các chuyến bay bị đình hoãn, nhiều tài xế bị kẹt trên đường xá và giao thông công cộng bị tê liệt.


Các chuyên gia cảnh cáo thời tiết như trên có thể là chuyện bình thường trong tương lai.

Các cơn gió mạnh như bão, đã đập vào nhà cửa và các doanh nghiệp dọc theo bờ biển phía đông của Mỹ, nhiều người sống trong các ngôi nhà như vậy, chẳng làm gì được hơn là chờ đợi.

Có hơn 2 triệu nhà cửa tại vùng đông bắc và trung tây nước Mỹ bị mất điện, khi các cơn gió với vận tốc hơn 100 kí lô mét giờ, đã làm đổ cây cối và cột điện.

Một nạn nhân là bà cụ 77 tuổi, đã bị một cành cây gãy đổ lên người, bên ngoài ngôi nhà của cụ ở Maryland.

Có 6 người, trong đó có 2 bé trai 6 tuổi và 11 tuổi chết ở Mỹ, trong trận bão tuyết dữ dội mà nhà cầm quyền cho biết, đây là trường hợp không thể nào quên được.

Dịch vụ Thời tiết Toàn quốc Mỹ tại Boston cảnh cáo rằng, thời tiết gây ra cảnh hết sức nguy hiểm giữa sống và chết, cho những người sống ở vùng duyên hải.

Các chuyến bay bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với khoảng 3 ngàn chuyến bay bị hủy bỏ và nhân viên đài kiểm soát không lưu bên ngoài Washington, đã phải di tản tạm thời do các cơn gió mạnh hết sức nguy hiểm.

Tại New York ởphi trường La Guardia, phát ngôn nhân của hãng hàng không American Airline là ông Justin Franco cho biết, hiện tìm cách đối phó với sự hỗn loạn tại phi trường.

"Chúng tôi có 6400 chuyến bay mỗi ngày và hôm nay có hơn con số đó dự tính khởi hành, trong số đó có khoảng 1150 chuyến bay đã được hủy bỏ sớm, chiếm khoảng 18 phần trăm khả năng phi hành toàn cầu hôm nay".

Phi trường JF Kennedy, cũng gần như tê liệt và bất động.

Còn phi trường Dulles ở bên ngoài Washington cho biết, các cơn gió với vận tốc lên đến hơn 80 kí lô mét giờ tiếp tục thổi đến trong hơn 12 giờ qua,

Nhiều nơi ở phía bắc tiểu bang New York và đông bắc Pennsylvania, đã nhận được đến 46 centimet tuyết, trong khi lệnh di tản đã được dở bỏ đối với 30 ngàn người tại California, sau khi các trận bão tuyết cho thấy ít gây tổn hại hơn dự báo.

Các cơn gió mạnh như bão, đã ập đến thủ phủ của tiểu bang Massachussetts và các cộng đồng phụ cận, trong khi cơn bão và sóng to đã đẩy nước biển tràn lên đường xá và đây là lần thứ hai, khu vực nầy bị ngập lụt trong năm nay.

Các nhà khí tượng dự báo, thời tiết khắc nghiệt sẽ chuyển động khỏi khu vực, thế nhưng sẽ tiếp tục tàn phá vùng duyên hải với các trận gió dữ dội, làm cản trở nỗ lực phục hồi điện năng cho vùng và gây thêm những vụ lụt lội thêm nữa.

Tại thành phố Quincy của Massachussetts, nước lụt đã nhận chìm xe cộ và cảnh sát phải ra sức cứu thoát những người bị kẹt trong xe.

Trong khi đó, có 5 người bị kẹt trong một vụ đất chuồi tại khu trượt tuyết, ở thung lủng Squaw thuộc California.

Có hai người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng, còn 3 người khác không hề hấn chi.

Việc nầy diễn ra một ngày sau khi có một người trượt ván chết, trong cơn bão tuyết ập đến toàn tiểu bang.
"Nếu băng hà thay đổi tại một vài nơi ở Bắc Băng Dương trong mùa đông, thì nó có thể gia tăng kiểu mẫu thời tiết mà chúng ta hiện trông thấy vào lúc nầy và có thể sẽ thường xuyên hơn", John King.
Bên kia bờ Đại tây Dương, quân đội Anh đã ra tay giúp đỡ các nhân viên y tế đến nơi làm việc và cứu cấp những người bị kẹt trong những xe hơi bị tuyết bao phủ.

Tư lệnh quân đội là ông Garu Sawyer cho biết, họ có thể giúp đỡ tại bất cứ nơi nào trong khả năng của mình.

"Các binh sĩ của chúng ta đã làm việc suốt đêm, đề chắc chắn rằng các nhân viên quan trọng cần thiết thuộc Dịch vụ Y tế Toàn quốc, có thể đi và về tại nơi làm việc, thay đổi các ca trực và bảo đảm các công việc quan trọng họ tiến hành 24 giờ trong 7 ngày".

Một cơn lạnh giá từ Tây Bá Lợi Á thổi xuống, được gọi là "Con quái vật từ phương Đông", đã gây nhiều cảnh hỗn loạn trên khắp nước Anh và bắc Âu trong vài ngày qua.

Các chuyến xe lửa ngưng hoạt động và các kênh đào bị đóng băng tại thủ đô Amsterdam của Hoà Lan, trong khi một số phi trường ở Âu châu bị buộc phải đóng cửa, cho đến khi thời tiết khắc nghiệt nhất trôi qua.

Có hơn 50 người chết, do tình trạng hết sức khắc nghiệt của thời tiết.

Các chuyên gia về khí hậu cho hay, những điều kiện thời tiết như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn.

"Hiện nay cũng có những thay đổi về khối băng hà bao phủ Bắc Băng Dương trong mùa đông và có các bằng chứng cho thấy, nếu băng hà thay đổi tại một vài nơi ở Bắc Băng Dương trong mùa đông, thì nó có thể gia tăng kiểu mẫu thời tiết mà chúng ta hiện trông thấy vào lúc nầy và có thể sẽ thường xuyên hơn".

Khoa học gia nghiên cứu về Bắc Băng Dương là tiến sĩ John King cho biết, khí hậu tại vùng địa cực thường khi luân chuyển từ tây sang đông, hiện bị đẩy sâu về phía nam và ngược lại, mang nhiều không khí nóng hơn về phía bắc.

Ông nói rằng, hiện tượng nóng ấm toàn cầu một phần bị đổ lỗi cho việc thu hẹp các băng tuyết trên biển, tiếp cận với dòng nước ấm áp và khiến cho không khí ấm thêm.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share