Quan ngại về ảnh hưởng của Trung quốc tại Tonga

A Chinese flag flies outside the Chinese Embassy in Nuku'alofa, Tonga

A Chinese flag flies outside the Chinese Embassy in Nuku'alofa, Tonga Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kể từ năm 2006 Trung quốc đã cho các nước trong vùng biển Thái bình Dương vay khoảng 2 tỷ rưỡi đô la.


Riêng số nợ của Tonga tương đương với một phần tư Tổng Sản Lượng tức GDP của nước nầy dẫn đến những quan ngại về ảnh hưởng của Trung quốc có thể đe dọa đến tương lai của Tonga.

là một hải đảo xa xôi, yên ả với những con heo ục ịch chạy tự do trên các con đường đất đầy bụi quanh co trong làng, thỉnh thoảng có các nhà thờ rải rác đây đó.

Tại nơi nầy dân số chỉ hơn 100 ngàn người, đã có các dấu hiệu cho thấy một trận chiến tranh giành ảnh hưởng hiện nóng dần, giữa các siêu cường lớn hơn nhiều.

Tonga chính thức là Vương quốc Tonga, là một quốc gia có chủ quyền trong quần đảo Polynesia bao gồm 169 đảo.

Tổng diện tích bề mặt khoảng 750 km2 nằm rải rác trên khu vực rộng 700.000 km2 ở phía nam Thái Bình Dương.

Tonga có dân số 100.651 người, trong đó 70% cư trú trên đảo chính Tongatapu.

Tonga trải dài khoảng 800 km theo tuyến bắc-nam.

Nó được bao quanh bởi Fiji và Wallis và Futuna thuộc Pháp ở phía tây bắc, Samoa ở phía đông bắc, Niue ở phía đông là lãnh thổ nước ngoài gần nhất, Kermadec là một phần của New Zealand ở phía tây nam và New Caledonia thuộc Pháp cùng Vanuatu về phía tây xa hơn.

Nó cách khoảng 1.800 km từ Đảo Bắc của New Zealand.

Tonga được biết đến ở phương Tây với tên gọi "Quần đảo thân thiện" vì sự tiếp đón bẩm sinh dành cho Đại úy James Cook, trong chuyến thăm đầu tiên vào năm 1773.

Ông đến vào thời điểm diễn ra lễ hội ʻinasi, sự quyên góp hàng năm trái cây đầu tiên cho Tuʻi Tonga, tức thủ lãnh tối cao của quần đảo' và vì vậy ông đã nhận được lời mời đến các lễ hội.

Theo nhà văn William Mariner, các thủ lãnh muốn giết ông Cook nhưng họ không thể đồng ý về một kế hoạch hành động.

Từ năm 1900 đến năm 1970, Tonga được Anh Quốc bảo hộ, với Vương quốc Anh chăm sóc các vấn đề đối ngoại theo một Hiệp ước Hữu nghị.

Năm 2010, Tonga đã quyết định trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến thay vì một vương quốc, sau khi cải cách lập pháp thông qua cuộc bầu cử đầu tiên.

Trong khi đó, các viên chức chính phủ Tonga làm việc trong một khu vực mới gồm nhiều văn phòng khác nhau và đó là món quà tặng trị giá 15 triệu đô la của Trung quốc, cùng với một tòa nhà lớn lao không kém của Tòa Đại sứ Trung quốc.

Trong thập niên qua Trung quốc đã cho Tonga vay khoảng 150 triệu đô la.

Một cựu dân biểu Tonga là ông Teisina Fuko, quan ngại về số vay là một bẫy nợ.

“Nay chúng tôi bị phiền phức về chuyện nầy, làm thế nào chúng ta có thể trả nổi?

"Và Trung quốc nay luôn ở thế thượng phong”, Teisina Fuko.
“Mọi thực phẩm cung cấp phần lớn là từ Trung quốc, các cửa hiệu bán lẻ có đến 99 phần trăm chủ nhân, là người Hoa, vì vậy về căn bản, họ đã kiểm soát những gì chúng ta ăn nữa”, Ola Koloi.
Đại sứ Trung quốc tại Tonga là ông Hoàng Bảo Đồng cho biết, Trung quốc không có âm mưu bí mật nào cả.

“Riêng tôi tin rằng, các bạn Tây phương nên kiên nhẫn hơn trở ngại mối quan hệ với Tonga, hay bất cứ quốc gia hải đảo ở Thái bình Dương nào khác"

"Không nên nghi ngờ và quá nhạy cảm, chuyện đó không cần thiết”, Hoàng Bảo Đồng.

Còn ông Jonathan Pryke thuộc viện Nghiên cứu Lowy của Úc đã theo dõi việc viện trợ cho các nước Thái bình Dương trong gần một thập niên qua.

Ông tin rằng, động lực đằng sau sự tử tế của Trung quốc đã thay đổi theo thời gian.

“Khi Trung quốc cung cấp các tín dụng nầy từ năm 2006 cho đến 2011, tôi nghĩ nội dung hoàn toàn khác biệt, đó là về việc xây dựng các hoạt động thương mại trong vùng, rồi việc các công ty quốc doanh Trung quốc hoạt động trên khắp thế giới”.

Ông Pryke cho rằng, nay lý do có thể là một động lực có tính cách chiến thuật.

“Tôi thực sự không hiểu được ý định của Trung quốc ra sao, họ nhấn mạnh rằng rằng họ là những người hiền lành tại những nơi như Tonga, thế nhưng các nước Tây phương không bị thuyết phục với lời giải thích đó".

"Những gì họ cố gắng thực hiện là dùng đòn bẫy nầy mà họ đang có, khi trở thành nước chủ nợ lớn lao đối với Tonga và những gì họ sẽ làm hiện nay khi xử dụng đòn bẫy nợ nầy để đạt được?.

"Đó là một hậu quả chiến thuật, khi xây dựng một căn cứ quân sự và đó không phải là quyền lợi của nước Úc".

"Thế nhưng đó chỉ là các hoạt động thương mại, xây dựng hạ tầng cơ sở cho Tonga xem như vô hại, với điều kiện họ thực hiện theo một cách thức tốt đẹp và không khiến cho Tonga lâm vào một tình trạng mắc nợ không trả nỗi”, Jonathan Pryke.

Một số cư dân địa phương nghĩ rằng, dấu ấn của Trung quốc nay trở nên quá áp lực.

Nhiều cửa hiệu tại Tonga do người Hoa làm chủ và hàng tiếp liệu gần như độc quyền là sản phẩm từ Trung quốc.

Việc nầy còn đi xa hơn, khi các hướng dẫn viên du lịch như bà Ola Koloi cho biết, họ chỉ có những nhà cung cấp hết sức giới hạn mà thôi.

“Mọi thực phẩm cung cấp phần lớn là từ Trung quốc, các cửa hiệu bán lẻ có đến 99 phần trăm chủ nhân, là người Hoa, vì vậy về căn bản, họ đã kiểm soát những gì chúng ta ăn nữa”, Ola Koloi.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share