Công nghệ cao có thể giúp cải thiện cuộc sống của người cao niên

Đem internet đến với khách hàng cao niên

Đem internet đến với khách hàng cao niên Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dân Úc ngày càng sống thọ hơn, nhưng sống lâu có thể đi kèm với sự cô đơn, và trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều người cao niên không bắt kịp với kỹ thuật để duy trì những mối quan hệ trong xã hội.


Nay một tổ chức chăm sóc người cao niên đang thử nghiệm một chương trình đem internet đến cho họ, với hy vọng công nghệ mới có thể giúp cho việc chăm sóc người cao niên được tốt hơn.

Bà Marion Greer năm nay đã 86 tuổi bà không còn đủ sức đi xem múa balê ở Opera House. Nhưng bà có trong tay một máy tính bảng với chương trình được soạn cho những người cao niên chưa bao giờ lên internet.

Trên máy tính phần web được đơn giản hóa để cho phép tìm kiếm mà người sử dụng thường tìm.

"Tôi tìm được ngay tức thì, một người chỉ cho tôi, và nó hiện lên liền, nhưng tôi không biết tại sao với các máy tính khác thì tôi lại không làm được như vậy. Nay cái máy này có vẻ dễ sử dụng hơn nhiều."

Để tránh công nghệ mới làm cho người lớn tuổi chán nãn, các nhà lập trình cho biết toán chuyên viên hỗ trợ có thể cài đặt từ xa.

Hiện tại các chương trình như Skype, Google và Youtube được sử dụng phổ biến nhất.

Tổ chức từ thiện chuyên chăm sóc người cao niên có tên là đang thử nghiệm một chương trình, cung cấp máy tính bảng cho vài chục khách hàng ở New South Wales và Queensland.

Giám đốc thông tin của tổ chức vô vụ lợi này là ông Corey Snell: "Bạn có biết khách hàng đầu tiên của chúng tôi tên Vince, 91 tuổi."

"Ông ấy chưa bao giờ dùng máy tính, vậy mà bây giờ ông có thể nói chuyện với cháu Nội qua Skype. Tôi nghĩ thật tuyệt vời phải không."

Catholic Healthcare không cho biết khách hàng phải trả bao nhiêu tiền để sử dụng chương trình. Nhưng ông Snell cho biết máy tính có internet là một giải pháp không tốn kém, không như các chương trình trước đây, thường thất bại bởi vì quá tốn kém.
Tại một cuộc hội thảo về công nghệ dành cho người cao niên được tổ chức tại Melbourne, cử tọa đã được nghe trình bày về các loại máy chẩn đoán có thể đeo trên người.
"Tôi có 10 đứa cháu và 1 chắt. Tôi muốn tham dự vào cuộc đời của chúng, và cách để làm là thông qua công nghệ hiện đại để giữ liên lạc với chúng."
Một trong những diễn giả chính là nhà tương lai học, Shara Evans: "Nếu nhìn trong ngắn hạn, tôi nghĩ những máy chẩn đoán có thể đeo trên người, trong hai ba năm nữa sẽ tân tiến hơn nhiều, để có thể phát hiện được các loại hóa chất khác nhau trong mồ hôi trên cơ thể của bạn."

"Những chiếc máy chẩn đoán đó rất gọn nhẹ, chỉ bằng miếng băng dán, nhưng lại có thể chẩn đoán được mọi triệu chứng và truyền tải ngay tức thời cho tổng đài nếu cần, hoặc lưu lại để bạn có thể thăm chừng sức khỏe của mình."

Bà Evans cho biết bà rất hứng thú trước viễn cảnh có mắt kính thông minh do đại học Oxford bên Anh chế tạo. Các nhà nghiên cứu sử dụng hình ảnh ba chiều để giúp người khiếm thị có thể nhìn thấy rõ hơn.

Cũng tại cuộc hội thảo, ông Anthony Bacon của dịch vụ chăm sóc người cao niên Feros-care, biểu diễn loại muỗng máy chế tạo cho những người tay luôn run rẫy vì bị bệnh Parkinsons.

"Phát minh này sẽ giúp cho bệnh nhân Parkinsons có thể tự ăn uống, và hỗ trợ những người chăm sóc họ nữa."

Tại Úc kỹ thuật cảm quang đã được sử dùng nhiều trong nhà, lắp đặt ở mọi nơi từ trong tủ, trong nhà tắm, thậm chí trong bếp hay tủ lạnh, để giúp thăm chừng người cần được chăm sóc 24/24 và thông báo cho tổng đài nếu cần.

Bên cạnh đó là những phát minh mới để theo dõi sức khỏe của người cao tuổi, thí dụ dụng cụ báo động đeo trên người để có thể thông báo với người thân hay xe cứu thương.

Tuy nhiên giáo sư Greg Tegart  chuyên về công nghệ cho người cao tuổi nói rằng chúng ta phải lưu ý rằng sẽ có người không muốn đeo vì nó chứng tỏ là họ đã già yếu lắm rồi.

"Chúng ta cần hiểu thêm về những nhu cầu của họ và họ phản ứng như thế nào khi nhận được những chiếc máy tính này, bởi vì thường người ta phát minh ra cái gì đó rồi đưa cho bệnh nhân và chỉ đơn giản bảo người ta đeo vào vì sẽ tốt cho ông bà đó!"

"Nhưng thường khách hàng muốn có tiếng nói, muốn được biết cách sử dụng như thế nào, đó là bởi vì họ chưa bao giờ sử dụng công nghệ trước đây."

Với bà Marion Greer, công nghệ mới giúp bà giữ liên lạc với mấy đứa cháu ở Anh quốc.

"Tôi có 10 đứa cháu và 1 chắt. Tôi muốn tham dự vào cuộc đời của chúng, và cách để làm là thông qua công nghệ hiện đại để giữ liên lạc với chúng. Và tôi là một người rất muốn học hỏi cho nên tôi sẽ mày mò cho đến khi làm được mới thôi."



 

 


Share