Cuộc điều tra về tàu Ruby Princess cho biết phản ứng của giới chức y tế là ‘không thể giải thích được’

Ruby Princess, covid-19, coronavirus, NACA Feature,

The Ruby Princess (right) cruise remains docked at Port Kembla, Wollongong, Sunday, April 19, 2020. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vụ lây nhiễm coronavirus từ tàu du lịch Ruby Princess được xem là một thảm hoạ tệ hại nhất thế giới, khiến cho hàng chục người chết và hàng trăm người khác nhiễm bệnh. Một Ủy ban Đặc biệt Điều tra về vụ nầy xác định một số sai sót về y tế trong việc đối phó và mô tả những lỗi lầm nầy là ‘nghiêm trọng’ và ‘không thể giải thích được’.


Đó là thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2020, chiếc tàu du lịch Ruby Princess nhổ neo, để đến đậu tại bến tàu ở Port Kembla.

Vào lúc chiếc tàu nầy rời khỏi hải phận của Úc, nó đã gây ra nhiều thiệt hại thực sự cho nước Úc.

Đã có 900 trường hợp nhiễm bệnh và 22 cái chết, liên quan đến một quyết định cho phép chiếc tàu cập bến và hành khách được lên bờ một cách tự do tại Sydney, chỉ 5 tuần lễ trước đó.

Vào thứ sáu ngày 14 tháng 8, một Ủy ban Điều tra Đặc biệt về vụ tàu Ruby Princess đã công bố một phúc trình tệ hại nhưng lại đưa ra rất ít đề nghị, được biết Ủy ban Điều tra được thành lập vào tháng 4.

Các hành khách đã nhận hành lý, với sự giúp đỡ của các quân nhân và cảnh sát.

Cuộc điều tra tìm thấy, quyết định cho phép hành khách tự do lên bờ là không thể giải thích được, khi chuyện nầy cũng không thể nào lý giải được.

Phúc trình cũng tìm thấy, quyết định nhằm thẩm định mức độ rủi ro khi cho họ lên bờ là ‘thấp’, thế nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Ông Paul Garrett thuộc Nghiệp đoàn Hàng Hài Úc Châu cho rằng, tầm nhìn của cuộc điều tra nầy là quá hạn hẹp.

“Những gì chúng tôi được biết là cuộc điều tra có sự liên hệ, mà quan điểm lại quá chật hẹp".

"Nó không đề cập đến những gì xảy ra khi chiếc tàu rời khỏi Sydney, cũng như khi nó ở Port Kembla".

"Nó cũng chẳng nói đến việc đối xử bất công với thủy thủ đoàn, cũng chẳng bàn đến việc hồi hương họ".

"Chính phủ cố tình dựng lên cuộc điều tra với tầm nhìn quá chật hẹp và lãng tránh việc phán đoán một cách chính xác”, Paul Garrett.

Với gần 3 ngàn hành khách được lên bờ, nhưng thủy thủ đoàn vẫn còn phải ở lại tàu cho đến khi nó cập bến tại Port Kembla.

Ông Garrett cho rằng, quả là vô nhân đạo khi không cho phép họ rời khỏi tàu để được chữa trị y tế.

“Thủy thủ đoàn cũng là những con người, họ ở trên tàu. Họ có quyền được đi bệnh viện và được đối xử như một con người".

"Chính phủ cho phép họ ở lại trên tàu khi họ được xác định dương tính với COVID-19 và không cho phép họ nhận được chữa trị y tế mà họ cần đến. Đó là lần đầu tiên lỗi lầm lớn nhất mà chính phủ đã để xảy ra”, Paul Garrett.

Còn Ủy viên Bret Walker trong Ủy ban Điều tra xác định một số các thất bại, trong việc đối phó với tình thế của tiểu bang New South Wales.

Vào thời gian chiếc tàu đậu vào bến ngày 16 tháng 3, có 120 người ngã bệnh thuộc diện ‘nghi ngờ bị COVID-19’.

Thế nhưng các viên chức đã không thông báo cho tàu nầy biết, về sự thay đổi trong định nghĩa của ‘trường hợp nghi ngờ’, cũng như không bảo đảm rằng họ phải được cách ly trên tàu.

Phúc trình cũng cho rằng, việc chậm trễ khi nhận được các kết quả xét nghiệm vào sáng ngày 19 tháng 3, là không thể nào biện luận được.

Từ lúc hành khách lên bờ, các hãng hàng không đã đặt nhiều quan ngại là, một trận dịch coronavirus có cơ phát triển.

Các viên chức Qantas và Virgin nhấn mạnh rằng, hành khách phải bị chận lại trước khi lên máy bay, thế nhưng các quan ngại riêng tư có nghĩa là, hai hãng hàng không không thể xem xét các thông tin cá nhân của hành khách.

Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, đó là một lời kêu gọi đúng đắn.

“Nếu đó là thứ thông tin cá nhân được chia sẻ, trái ngược với những hạn chế mà chính phủ đã đề ra, quí vị có thể tạo ra những rủi ro khi tôi chấp nhận chuyện đó".

"Lực lượng Bảo vệ Biên giới phải hoạt động trong các hướng dẫn như vậy, cũng như bất cứ cơ quan chính phủ hay bộ sở nào khác thuộc chính phủ cũng đều phải làm như vậy”, Scott Morrison.
"Tôi nghĩ Bộ Y Tế New South Wales phải có lời giải đáp về chuyện nầy, họ phải chịu trách nhiệm và chúng tôi cần biết thêm nhiều về những gì thực sự xảy ra vào buổi sáng ngày 19”, Stephen Keal.
Cuộc điều tra cũng tìm thấy rằng, các chỉ thị cho phép hành khách được di chuyển xuyên tiểu bang và quốc tế, là không phù hợp với một quyết định về y tế công cộng.

Ông Nick McIntosh thuộc Nghiệp đoàn Giao thông Vận tải nói rằng, quyết định gây ra bất mãn và lo âu cho phi hành đoàn.

“Khi các nhân viên trên khoang máy bay Qantas nhận ra rằng có vấn đề và có các hành khách của Ruby Princess trên phi cơ, thì họ được bảo là tiếp tục chuyến bay".

"Họ không có cơ hội để tự cách ly trên suốt chuyến bay và cũng hết sức sợ hãi, trước nguy cơ có thể lây nhiễm cho gia đình họ”, Nick McIntosh.

Còn bà Donna Dobrin là một hành khách trên tàu, bà nhớ lại những kinh nghiệm hãi hùng khi lên bờ để thử nghiệm xem có dương tính với COVID-19 hay không.

“Chẳng có điện thoại, chẳng có tin nhắn, mà tôi chỉ nghe được tin và đó là lúc chúng tôi được bảo rằng phải đi thử nghiệm coronavirus".

"Không ai thuộc giới chức y tế cho biết là hãy đi thử nghiệm, hay xin vui lòng làm chuyện nầy".

"Chẳng ai có mặt tại đó, họ ở đâu vậy? Còn những chuyện nào sai trái khác nữa không?

"Chúng tôi đến bệnh viện Saint Vincent và tất cả đều được xét nghiệm, có rất nhiều người ở đó".

"Một vị giáo sư điện thoại đến chúng tôi vào đêm thứ bảy ông gọi cả đêm, rồi nói ‘xin lỗi phải nói chuyện với quí vị, nhưng quí vị đều âm tính cả”, Donna Dobrin.

Còn ông Stephen Keal, cũng là một hành khách trên tàu Ruby Princess.

Ông tiết lộ với đài ABC rằng, ông đã rời khỏi tàu và đi đến phi trường Sydney, sau đó đáp máy bay tại phi trường Melbourne và Hobart.

Việc nầy diễn ra cho đến khi ông ra khỏi một máy bay tại Hobart và được biết ông phải tự cách ly.

Ông nói rằng, công chúng xứng đáng được nghe những câu trả lời và nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm trong vụ nầy.

“Tôi rất hài lòng với kết quả, thế nhưng ngay lập tức tôi nghĩ đến những người đã rời khỏi tàu trong đó có 22 người chết, rồi thân nhân của họ có biết được không, vân vân và vân vân".

"Nó tạo cho tôi chút hy vọng, là những người nầy cũng được mãn nguyện vào lúc cuối".

"Tôi nghĩ Bộ Y Tế New South Wales phải có lời giải đáp về chuyện nầy, họ phải chịu trách nhiệm và chúng tôi cần biết thêm nhiều về những gì thực sự xảy ra vào buổi sáng ngày 19”, Stephen Keal.

Phúc trình mô tả thái độ của chính phủ liên bang như là một ‘con ruồi loay hoay trong chảo mỡ’ về cuộc điều tra nầy, do thiếu sự cộng tác.

Chính phủ chẳng đưa ra bất cứ đề nghị nào đối với người điều hành chiếc tàu, hay với chính phủ tiểu bang New South Wales.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share