Cựu Ủy viên Cứu hỏa và chuyên gia về khí hậu kêu gọi đánh thuế trên kỹ nghệ thải khí

bushfires

Former NSW Fire and Rescue Commissioner Greg Mullins (c) and former emergency services chiefs. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cựu chỉ huy trưởng cứu hỏa và những chuyên gia về thời tiết thúc giục chính phủ liên bang đặt ra một loại thuế đánh trên kỹ nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhằm giúp hỗ trợ cho các thiệt hại do thiên tai xảy ra. Nhóm có tên là Các Nhà Lãnh Đạo Hành Động Khẩn Cấp về Khí Hậu công bố một kế hoạch nhằm ngăn ngừa một mùa cháy rừng khủng khiếp tái diễn và vấn đề thay đổi khí hậu cần được bàn đến.


Trận cháy rừng khủng khiếp hồi Mùa Hè Đen trên nước Úc, đạt kỷ lục tệ hại nhất.

Những hậu quả đau thương của sự tàn phá, được những người mất mát nhà cửa cảm nhận trọn vẹn, như ông Jack Egan.

“Các điều kiện thảm khốc ở địa phương có nghĩa là khi ngọn lửa đến chúng tôi, thì gió thổi rất mạnh và ngọn lửa rất cao lên đến 15 mét”, Jack Egan.

Ông tìm cách bảo vệ cho ngôi nhà ở Rosedale, trong vụ hỏa hoạn tại Currawong thuộc bờ biển phía nam của New South Wales, thế nhưng ngọn lửa lan đến quá nhanh và quá khốc liệt.

Ông tin rằng trận cháy rừng là do hiện tượng thay đổi khí hậu tạo nên.

“Kể từ khi ngọn lửa bắt đầu, việc đó trở nên rõ ràng đối với tôi là hiện tượng thay đổi khí hậu có mặt tại đây, nó đã gây ra hậu quả cho đến ngày nay".

"Mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, trừ khi chính chúng ta phải giúp cho chúng ta và phần còn lại của thế giới”, Jack Egan.

Những lời cảnh báo cũng được lập lại do một nhóm các chỉ huy trưởng cứu hỏa, các nhà lãnh đạo đòi hỏi có hành động khẩn cấp về biến đổi khí hậu, họ là những người đầu tiên báo động về hiểm hoạ cháy rừng với chính phủ hồi tháng 4 năm rồi.

Cựu Ủy viên Cứu hỏa và Cứu nạn New South Wales và là người sáng lập nhóm là ông Greg Mullins nói rằng, biến đổi khí hậu đứng đằng sau các trận cháy rừng khiếp đảm trong mùa hè vừa qua.

“Đó là một năm nóng bức và khô ráo kỷ lục, nó không thể xảy ra nếu không có thay đổi khí hậu, chuyện nầy là do đốt than đá, dầu hỏa và khí đốt".

"Chúng ta cần nhanh chóng hướng đến mức độ bằng số không trên khắp thế giới và nước Úc phải thực thi phần bé nhỏ của mình”, Greg Mullins.

Nhóm nầy cùng với các chuyên gia về thời tiết, các bác sĩ và những cộng đồng bị ảnh hưởng do hỏa hoạn hiện đẩy mạnh việc thi hành một kế hoạch mới, nhằm cải thiện việc chuẩn bị sẵn sàng về cháy rừng tại Úc, việc đối phó và phục hồi để tránh một mùa cháy rừng khủng khiếp có cơ tái diễn.

Họ muốn có thêm nhiều tài nguyên cho các cơ quan đối phó với ngọn lửa cũng như quản lý đất đai, hầu ngăn tránh các vật dẫn hỏa và khám phá nhanh chóng rồi dập tắt các đám cháy mới bùng phát, thêm vảo các máy bay trung bình và lớn để chữa cháy từ trên không, cũng như một quỹ toàn quốc cứu trợ thiên tai do khí hậu gây ra, để đáp ứng các chi phí do những nhà sản xuất những loại nhiên liệu hoá thạch.

Ông Greg Mullins nói rằng, những người gây ra khí thải phải trả giá cho chuyện nầy.

“Công ty James Hardie đã phải bồi thường cho những thiệt hại gây ra với asbestos".

"Còn kỹ nghệ nhiên liệu hoá thạch hiện gây ra nhiều tổn hại, nên họ phải trả tiền để đối phó với cuộc khủng hoảng”, Greg Mullins.
"Tôi nghĩ đó là âm thanh sẽ giúp đỡ sự thay đổi đó, khi chúng ta bắt đầu tìm cách mang con người và đất nước lại với nhau, theo một cách thức có thể giúp chúng ta hiểu được vai trò của mình trong cảnh quan thiên nhiên, cũng như tầm quan trọng của vai trò đó khi tiến tới tương lai”, Oliver Costello.
Trong khi đó, Tổng Trưởng phụ trách việc Đối phó với Thiên tai là ông David Littleproud nói rằng chính phủ liên bang vui lòng xem xét 165 đề nghị của nhóm nói trên.

Thế nhưng có những quan ngại về phí tổn kinh tế do tình trạng khí hậu khắc nghiệt tại Úc dự trù sẽ gia tăng rất nhiều,

Bà Nicole Hatley thuộc tổ chức Thẩm Định Kinh tế Deloitte.

“Chúng ta đang nói về con số 39 tỷ đô la mỗi năm, về tổn hại của các thiên tai gây ra trên khắp nước Úc, chứ không chỉ là cháy rừng hay bão tố hoặc lũ lụt".

"Mọi thứ đều liên hệ trực tiếp đến thay đổi khí hậu”, Nicole Hatley.

Cũng có các đề nghị là tiếp tục các dịch vụ sức khỏe tâm thần và khám bệnh từ xa tại các khu vực bị ảnh hưởng, cũng như một chiến thuật chữa cháy theo văn hóa Thổ Dân cũng được xem xét trong việc quản lý đất đai.

Ông Oliver Costello là người đứng đầu Công ty Thổ Dân Firesticks nói rằng, tiếng nói của người Thổ Dân là rất quan trọng.

“Đó là một tiếng nói mà tôi nghĩ, đã thiếu vắng trong các cảnh quan nầy".

"Tôi nghĩ đó là âm thanh sẽ giúp đỡ sự thay đổi đó, khi chúng ta bắt đầu tìm cách mang con người và đất nước lại với nhau, theo một cách thức có thể giúp chúng ta hiểu được vai trò của mình trong cảnh quan thiên nhiên, cũng như tầm quan trọng của vai trò đó khi tiến tới tương lai”, Oliver Costello.

Ủy ban Hoàng gia Điều tra về các vụ Cháy rừng cùng các vụ điều tra riêng rẻ tại Victoria, New South Wales và Nam Úc, hiện vẫn tiếp tục công việc của họ.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share