Diễn đàn Thái Bình Dương đạt thỏa thuận không như ý về khí hậu

Leaders gather for the traditional family photo at the Pacific Islands Forum.

Leaders gather for the traditional family photo at the Pacific Islands Forum. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Scott Morrison và lãnh đạo các đảo quốc Thái bình dương nhóm họp tại Tuvalu đã đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu nhưng không như các nước này mong đợi.


Ông Morrison đã ca ngợi các nỗ lực của Úc và cam kết hỗ trợ thêm 2 triệu đôla để giúp các đảo quốc láng giềng đối phó với các tai nạn tràn dầu và ô nhiễm trong đại dương.

Ông nhấn mạnh đến những đầu tư của Úc cho năng lượng tái sinh, giảm lệ thuộc vào than đá, và cam kết Úc sẽ đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo đúng thỏa thuận Paris.

Các bên tuy vậy đã có những bất đồng cho tuyên bố chung của Diễn đàn Thái bình dương ở Tuvalu, nhưng ông Morrison hứa sẽ bàn thảo thêm như trong một gia đình.

"Những văn kiện này một lần nữa cam kết sự nhìn nhận tác động của biến đổi khí hậu đối với Thái bình dương, đặc biệt là đối với các đảo quốc Thái bình dương, tác động của biến đổi khí hậu, hậu động của việc mực nước biển dâng cao."

"Tất cả không phải chỉ trên lý thuyết mà thực tế nó đang xảy ra, và đã xảy ra một thời gian rồi. Vì vậy bản tuyên bố đề ra phương hướng và hành động và tôi nghĩ nó nói lên cam kết chung của chúng ta để tiếp tục giải quyết các vấn đề đó."

Trước đó các đảo quốc Thái bình dương đã đưa ra tuyên bố riêng của họ kêu gọi thế giới ngưng ngay việc xây dựng thêm các nhà máy phát điện chạy bằng than đá.

Úc có kế hoạch hoạch khai thác 2 mỏ than và chính phủ đang cân nhắc cho việc xây một nhà máy phát điện chạy bằng than đá tại Queensland. 

Tuy nhiên các đảo quốc lớn đã đồng ý không ràng buộc Úc vào những đòi hỏi của các đảo quốc nhỏ. Thủ tướng Tuvalu, Enele Sopoaga bày tỏ sự thất vọng bởi vì ông nói các đảo quốc nhỏ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều hơn.

"Chúng tôi nên làm nhiều hơn cho người dân của chúng tôi, quan tâm đến người dân của chúng ôi hơn mới phải. Nhưng tôi mong người dân ở Thái bình dương hiểu rằng đây là kết quả đã được đàm phán và vẫn chứa đựng thông điệp của Tổng thứ ký Liên hiệp quốc là thế giới cần đẩy nhanh hành động đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu."

Thủ lãnh đảng Lao Động đối lập, ông Anthony Albanese nói rằng tuy Úc sẽ vẫn khai thác than đá, nhưng chính phủ Liên Đảng cần phải làm thêm nhiều nữa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

"Ông Scott Morrison không có chính sách cho biến đổi khí hậu. Chúng ta chưa có chính sách về năng lượng. Người dân Úc biết chuyện đó và các nước láng giềng của chúng ta trong Thái bình dương cũng biết điều đó."

Thủ tướng Samo, Tuilaepa Sailele Malielegaoi nói rằng các nước lớn như Úc và New Zealand phải hiểu rằng biến đổi khí hậu gây tác động rất nghiêm trọng cho các đảo quốc.

"Chúng tôi không được gì cả cho nên lẽ tự nhiên là lãnh đạo các đảo quốc Thái bình dương phải lớn tiếng và thúc đẩy càng nhiều càng tốt để chặn đứng tình trạng biến đổi khí hậu."

Tuy Thủ tướng Morrison khẳng định rằng Úc sẽ đạt được chỉ tiêu cắt giảm khí thải nhà kính theo thỏa thuận Paris nhưng cách Úc sử dụng các chỉ tiêu cũ đã gây tranh luận tại Diễn đàn Thái bình dương.

Giám đốc khí hậu và năng lượng của Học viện Úc, ông Richie Merzian, nói Úc nên cùng làm việc với các đảo quốc cho các chỉ tiêu mới.

"Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tín dụng khí thải của Úc cao gấp 8 lần so với lượng khí thải của tất cả các đảo quốc Thái bìh dương cộng lại. Lãnh đạo các nước sẽ nhóm họp ở New York vào tháng 9 về vấn đề khí hậu nhưng không rõ ông Morrison có tham gia không, mặc dù lúc đó ông ta có mặt ở Mỹ."

Share