Hàng chục người chết trong một vụ không kích vào trại tỵ nạn ở Libya

Migrants check the rubble of the destroyed Tajoura detention centre

Migrants check the rubble of the destroyed Tajoura detention centre Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Liên hiệp quốc cho biết cuộc không kích vào một trại tỵ nạn ở Libya có thể là một tội ác chiến tranh.


Vụ nầy diễn ra khi những người tỵ nạn và tầm trú tìm kiếm một cuộc sống khá hơn thế nhưng nay họ cảm thấy tình trạng còn tệ hại hơn trước kia nữa.

Có ít nhất 44 di dân trong trại tỵ nạn Tajoura ở ngoại ô thủ đô Libya thiệt mạng trong một cuộc không kích và hơn 100 người khác bị thương.

Số thương vong bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, cho thấy đây là một trong số thương vong lớn nhất trong một vụ tấn công duy nhất, khi cuộc nội chiến bùng phát hồi năm 2011.

Vụ tấn công bao gồm 2 hỏa tiễn, diễn ra vào sáng sớm thứ tư và khiến cho trung tâm giam giữ trở thành đống tro bụi.

Trung tâm nầy nằm ở phía đông thủ đô Tripoli, được biết chứa hơn 610 người khi bị hai cuộc không kích tấn công.

Hầu hết các nạn nhân được biết đến từ vùng tiểu sa mạc Sahara ở Phi châu, họ đến nơi nầy với hy vọng tìm được cuộc sống khá hơn tại Âu châu, khi tìm mọi cách vượt biển đến vùng đất hứa.

Hàng ngàn người Phi châu đã đi theo con đường tương tự, nhiều người kết thúc trong các trung tâm giam giữ, do chính phủ Libya điều hành.

Liên hiệp quốc hiện kêu gọi mở cuộc điều tra về vụ tấn công nói trên, vốn bị đổ lỗi cho lực lượng của tướng Khalifa Haftar, thuộc Chính phủ Hoà hợp Quốc gia, được Liên hiệp quốc nhìn nhận.

Sau đây là lời của ông Stephane Dujarric, phát ngôn nhân của ông Tổng Thư Ký Liên hiệp quốc.

“Như chúng ta thấy hiện nay, người dân Libya hiện hết sức đau khổ, đặc biệt chung quanh thủ đô Tripoli".

"Nay chúng ta thấy một trường hợp khác, khi những di dân và tỵ nạn lại ở tuyến đầu của những chết chóc và hủy diệt".

"Bất cứ cuộc tấn công thuộc loại nầy đều không thể chấp nhận được và thực sự khiến người ta không còn từ ngữ nào để diễn tả”, Stephane Dujarric.

Trung tâm giam giữ nói trên đã bị nhiều chỉ trích, với các tin tức về chuyện thiếu hụt thực phẩm và nước uống, cho những người bị giam giữ tại đây.

Nay nơi nầy trở thành một đống tro tàn hỗn độn và người ta không rõ những gì sẽ xảy ra, cho những người may mắn còn sống sót .

Tình hình còn tiếp tục tệ hại hơn, khi Quân đội Quốc gia Libya tìm cách chiếm trọn thủ đô.

Trong khi đó, phát ngôn nhân của Quân đội Quốc gia Libya bác bỏ việc nhắm mục tiêu là trung tâm giam giữ và nói rằng, một doanh trại của dân quân nằm kế cận mới là mục tiêu, tuy nhiên ông không phủ nhận là trung tâm giam giữ đã bị trúng bom, thế nhưng ông khẵng định là không hề ra lệnh ném bom trung tâm giam giữ nầy.
"Trong ý nghĩa nầy, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và Liên hiệp Phi châu trong nhiệm vụ của họ, đối với tội ác do một nhóm Phát Xít phạm phải, vốn tìm đủ mọi cách để lật đổ chủ quyền hợp pháp tại đất nước nầy”, Mabrouk Abdel Hafix.
Trưởng phái bộ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc tại Libya, ông Jean Paul Cavalieri cho biết, thế giới phải hành động.

“Mới đây, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc đưa ra các trường hợp trong đó một lần nữa, kêu gọi cộng đồng quốc tế phải mở một hành lang nhân đạo, để chắc chắn rằng mọi người tỵ nạn đang gặp nguy cơ, có thể được an toàn ở nước ngoài và được đưa ra khỏi Libya”.

Từ lâu Liên hiệp quốc đã kêu gọi, mọi người phải được chuyển ra khỏi trung tâm Tajoura, vốn nằm gần một kho tiếp liệu của quân đội.

Cũng ông Dujarric cho biết.

“Vụ nầy nhấn mạnh đến tính chất khẩn cấp, trong việc cung cấp cho người tỵ nạn và các di dân một nơi trú ẩn an toàn, cho đến khi tình trạng tầm trú của họ có thể được cứu xét hoặc họ có thể hồi hương".

"Ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc lập lại lời kêu gọi, phải ngưng bắn lập tức tại Libya và trở lại bàn hội nghị”, Stephane Dujarric.

Sự phẫn nộ của quốc tế được biết trong một cuộc họp kín của Hội Đồng Bảo An, sẽ tạo áp lực lên những quốc gia hậu thuẫn cho ông Haftar, đáng kể nhất là Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Ai Cập, là hãy rút lại sự hỗ trợ, ít nhất là các cuộc không kích về ban đêm.

Tiểu Vương Quốc Ả Rập hiện đối diện với sự đe dọa của Quốc Hội Mỹ qua cáo buộc bán vũ khí, vốn bị nước nầy bác bỏ, theo đó thì vũ khí do Mỹ cung cấp được chuyển đến lực lượng của tướng Haftar để tấn công vào Tripoli.

Được biết Hoa Kỳ đã cấm vận việc bán vũ khí cho Libya.

Đã có nhiều lởi kêu gọi mở cuộc điều tra về vụ tấn công nói trên, dẫn đầu là Tổng Thư Ký LHQ, Liên Hiệp Phi Châu và Liên Âu, cũng như được sự hậu thuẫn của các nước như Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Anh Quốc.

Trong khi đó, phát ngôn nhân chính phủ được Liên hiệp quốc hậu thuẩn là ông Mabrouk Abdel Hafix cho biết, những người chịu trách nhiệm sẽ phải bị xét xử.

“Bộ Nội Vụ xác nhận, sẽ áp dụng mọi cách thức hợp pháp, để theo dõi và bắt giữ những tội nhân chiến tranh trong nước hay ngoại quốc".

"Trong ý nghĩa nầy, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và Liên hiệp Phi châu trong nhiệm vụ của họ, đối với tội ác do một nhóm Phát Xít phạm phải, vốn tìm đủ mọi cách để lật đổ chủ quyền hợp pháp tại đất nước nầy”, Mabrouk Abdel Hafix.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share