Nghị Quyết Liên Hiệp quốc về Ngày Quốc tế dành cho Nạn Nhân bị Đàn áp vì Tôn Giáo

Group picture of participants of Conference on Freedom of Religion or Belief in Southeast Asia, September 30, 2015

Group picture of participants of Conference on Freedom of Religion or Belief in Southeast Asia, September 30, 2015 Source: Dr Nguyen Dinh Thang

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nghị quyết được đề ra sau tình trạng gia tăng bạo lực chưa từng thấy đối với các cộng đồng tôn giáo và những người thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số.


Nghị quyết Liên Hiệp Quốc

Ngày 28/5/2019 vừa qua, Đại Hội Đồng LHQ vừa bỏ phiếu đồng thuận thông qua ấn định ngày 22 tháng 8 hàng năm sẽ là Ngày Quốc tế Dành cho các Nạn Nhân bị Đàn áp vì Lý Do Tôn Giáo hay Tín ngưỡng - International Day for Victims of Violence Based on Religion, Other Beliefs.

này nhấn mạnh sự kiện hàng triệu người trên thế giới đang trở thành nạn nhân của tình trạng kỳ thị, đàn áp tôn giáo, và tình trạng này đang gia tăng một cách đáng ngại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Nghị quyết này được sự đồng bảo trợ của nhiều nước gồm Brazil, Canada, Egypt, Iraq, Jordan, Nigeria, Pakistan, Poland, và Hoa kỳ. Và năm nay, 2019 sẽ là năm đầu tiên Liên Hiệp Quốc và các nước thành viên sẽ đồng loạt tổ chức các sự kiện đặc biệt để đánh dấu Ngày Quốc tế dành cho những nạn nhân bị đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn cầu.

Hai ngày sau đó, 30/5/2019, Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế - (USCIRF) cũng đã ra bản tuyên bố hoan nghênh nghị quyết của Liên Hiệp quốc, tuy nhiên Chủ tịch Uỷ ban Tenzin Dorjee cho rằng nghị quyết này vẫn chưa đủ để ngăn chặn vi phạm quyền tự do tôn giáo tại nhiều nước.

Ông nói: "Nhưng chúng ta không được dừng lại ở mức lên án mà thôi. Các chính phủ có cùng chí hướng cũng phải hợp tác chặt chẽ hơn để buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã gây ra, dù họ có thuộc các nhà nước hay không." 

Kế hoạch phát huy tự do tôn giáo toàn cầu của Hoa kỳ

Thật ra nghị quyết này nằm trong khuôn khổ một kế hoạch lâu dài được Hoa kỳ đề xướng nhằm vận động - không những các quốc gia mà cả các công ty truyền thông, các tổ chức bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn thế giới - cùng hợp tác hầu đạt được mục đích quan trọng của kế hoạch, đó là phát huy tự do tôn giáo toàn cầu.
"Nhưng chúng ta không được dừng lại ở mức lên án mà thôi. Các chính phủ có cùng chí hướng cũng phải hợp tác chặt chẽ hơn để buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã gây ra..." Tenzin Dorjee, Chủ tịch USCIRF
Rất nhiều quốc gia và đại diện các tổ chức nhân quyền, tôn giáo trên thế giới đã và đang tham gia vào quá trình vận động quốc tế này, trong đó có Tổ chức trụ sở tại Hoa kỳ.

Từ Thái Lan, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc BPSOS cho chúng tôi biết việc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chọn ngày 22/8 hàng năm làm ngày Quốc tế dành cho các nạn nhân bị đàn áp vì tôn giáo và tín ngưỡng có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là đối với các quốc gia như Việt Nam, nơi tình trạng vi phạm tự do tôn giáo đã và đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, mà một trong những trường hợp tiêu biểu là Chi phái Cao Đài Tây Ninh do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thiết lập năm 1997, còn gọi là Chi phái 1997, đã bị BPSOS và USCIRF nêu đích danh là tổ chức tội ác trá hình tôn giáo để đàn áp tín đồ và tiêu diệt Cao Đài giáo.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giải thích rõ tầm quan trọng của Nghị quyết này ̣(xin nghe phần audio phía trên)

Share