Giữa dịch bệnh không thể bỏ qua tình cảnh cô đơn của các bệnh nhân được chăm sóc giảm nhẹ trong những ngày tháng cuối đời

Palliative care nurse Anne Myers advises others to speak up when they are struggling

Palliative care nurse Anne Myers advises others to speak up when they are struggling Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chứng kiến sự ra đi là một phần trong cuộc sống hằng ngày của y tá chăm sóc giảm nhẹ Anne Myers, nhưng mặc dù vậy cô vẫn cảm thấy khủng khiếp trước sự tàn phá của coronavirus. Khi tỉ lệ tử vong vì virus tiếp tục tăng lên, lần đầu tiên SBS tìm hiểu về việc kiểm soát tâm thần trong đại dịch, thông qua những biện pháp tiếp nhận nỗi đau từ nhiều góc độ.


‘Tôi sắp đi thăm một bệnh nhân. Tôi đã gọi điện thoại để kiểm tra sự an toàn COVID của họ rồi.’

Đó là người y tá chăm sóc giảm nhẹ tên Anne Myers. Cô mang thiết bị bảo vệ PPE trước khi đi thăm một trong các khách hàng của mình.

Người y tá 51 tuổi này đã làm việc trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ gần 14 năm, tại các vùng thuộc phía bắc Melbourne.

Chăm sóc giảm nhẹ giúp mọi người sống thoải mái chừng nào có thể, khi họ đã bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo và đang chờ ngày ra đi.

Mặc dù Myers là một y tá đầy kinh nghiệm, nhưng cô vẫn bị shock bởi sự tàn phá khủng khiếp của virus.

‘Cái chết là một phần của sự sống, nhưng với phạm vi và số lượng như thế này thì quả là quá nhanh và quá mức đau thương.’

Khi chính phủ kêu gọi 20,000 y tá có đăng ký hành nghề cần nâng cao kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực chăm sóc đặc biệt, cô Myers đã nghĩ đến việc quay trở lại phòng Chăm sóc Đặc biệt tại bệnh viện.

Nhưng cuối cùng cô cảm thấy cô có thể giúp đỡ cộng đồng tốt hơn nếu cô vẫn là một y tá chăm sóc giảm nhẹ, trong thời điểm mà mọi người phải trải qua rất nhiều sự đau đớn và buồn bã này.

‘Đây là một tình huống bất thường, mọi người ở cách xa nhau, người bệnh thì đang chết mòn trong nhà mình mà không có người thân ở bên, họ đang chờ đợi cái chết trong bệnh viện mà không có người thân ở bên. Tôi nghĩ dịch bệnh chính là sự tổng hợp của mọi nỗi buồn gom góp lại.’

Giống như các chuyên gia y tế khác, cô Myers cần đến thiết bị bảo vệ khi làm việc.

Cô nói mặc dù mang đồ bảo hộ là cần thiết, nhưng với nghề nghiệp của cô, thì nó lại cản trở không nhỏ.

‘Chúng tôi mang đến một dịch vụ cần thiết phải tham gia vào không gian riêng tư của cá nhân người bệnh, nói chuyện một cách gần gũi với họ, vì vậy thật là khó khăn khi bị ngăn cản bởi một lớp mặt nạ và giữ khoảng cách với người bệnh, vì nói cho cùng chăm sóc và an ủi chính là sự động chạm, sự cảm nhận và thân thiết. chúng tôi cảm thấy về mặt lâm sàng dịch vụ này đã không thể tiếp diễn.’

Giữa lúc Melbourne tiếp tục bị phong tỏa và người dân bị các biên giới ngăn cách, vài người đã phải vật lộn để có thể đi lại trong nước.

Dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần Beyond Blue cho biết họ đã nhận được số cuộc gọi nhờ tư vấn tâm thần tăng từ 40 tới 60% mỗi tháng, kể từ tháng 3, so sánh với một năm trước.

Ba phần tư số cuộc gọi đến vào đầu tháng Tám đều là người Victoria.

Chuyên gia tư vấn hàng đầu tại Beyond Blue, ông Grant Blashki nói mọi người có thể cảm thấy đau buồn vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

‘Đối với một vài người, đó có thể là do họ cảm thấy mơ hồ, không thể hiểu ‘điều gì đã xảy ra cho cuộc đời tôi’,  thật không may, vài người đã bị mất đi người thân, hoặc không thể liên lạc với ông bà mình vào lúc này. Hoặc có thể do họ đột ngột bị mất việc.’

Nếu quý vị cảm thấy bị mất mát hay bị buồn bã, lời khuyên của bác sĩ Blashki là đừng tìm cách kiểm soát nó.

‘Hãy nhân từ với bản thân, để mọi thứ trôi qua và nghĩ về chuyện đó mỗi ngày chỉ một lần thôi. Cảm xúc là một thứ gì đó rất nực cười, nó thường xuất hiện dồn dập như sóng vỗ. Vì vậy khi giữa nỗi buồn bạn lại có vài ngày vui, khi bạn cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng chút, thì bạn hãy cứ tận hưởng những ngày đó.’

Còn cô Anne Myers đã biết rằng mình phải sống chung với nỗi buồn khi làm việc, cô biết khi nào cô cần sự giúp đỡ và có một nơi để có thể gọi đến.

Cô đề nghị mọi người hãy áp dụng phương pháp giống như cô khi đang vật lộn với dịch bệnh.

‘Nếu bạn cảm thấy thật khó khăn, hãy gọi cho một người bạn – hoặc hãy im lặng nằm xuống giường, đọc một cuốn sách và đừng trò chuyện với ai hết. Hãy tìm cách cân bằng, có lẽ sẽ rất khó nếu bạn sống chung đông đúc với nhiều người, nhưng hãy cố gắng tìm ra điều tốt đẹp nhất trong tình huống của mình, trong cuộc đời mình vào lúc này.’

Nếu quý vị cần sự hỗ trợ về tâm thần xin hãy liên lạc với Beyond Blue tại số điện thoại ‪1300 22 4636.

Để biết thêm thông tin xin hãy vào trang mạng beyondblue.org.au

Và quý vị có thể cập nhật tin tức mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus

Share