Cuộc tấn công mạng ảnh hưởng tới gần 150 quốc gia

The National Health Service (NHS) in Britain has been hit by a major cyber attack on its computer systems

The National Health Service (NHS) in Britain has been hit by a major cyber attack on its computer systems Source: AAP

Cuộc tấn công mạng diện rộng, tính đến thời điểm này, đã ảnh hưởng đến gần 150 quốc gia.


Những cuộc phẫu thuật bị hủy, điện thoại bị ngắt, các kết quả chụp phim X quang, các hồ sơ bệnh nhân đều không thể truy cập... Hệ thống sức khỏe công của Britain đã bị buộc phải gửi các bệnh nhân về nhà, sau khi có ít nhất 16 mạng lưới bệnh viện báo cáo hệ thống của họ đã bị nhiễm virus. Dịch vụ Y Tế Quốc Gia Anh Quốc (NHS) trấn an người dân rằng hiện vẫn có bằng chứng nào cho thấy các hồ sơ của bệnh nhân đã bị tiếp cận. Thủ tướng Vương Quốc Anh bà Theresa May tin rằng các kẻ tấn công đã xác định mục tiêu rất rõ ràng.
"Đây không phải là một cuộc tấn công nhắm vào N-H-S, đây là cuộc tấn công trên toàn cầu, và một số các quốc gia và tổ chức đã bị ảnh hưởng. Trung tâm An Ninh Mạng Quốc Gia đang phối hợp chặt chẽ với Bộ phận Truyền Thông Số NHS để bảo đảm rằng họ có thể hỗ trợ mọi tổ chức có liên quan và bảo về sự an toàn của bệnh nhân." - Theresa May
Các nhà nghiên cứu từ Hãng Công Nghệ An Ninh Mạng Avast đã ghi nhận được 57,000 trường hợp nhiễm virus ở 99 quốc gia - trong đó Nga, Ukraine và Đài Loan là các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bộ Nội Vụ Nga cho hay có khoảng 1,000 máy vi tính trong hệ thống mạng bị nhiễm virus. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, công ty viễn thông Telefonica cho biết những máy vi tính trong hệ thống nội bộ của họ cũng bị tấn công - mặc dù mức độ thiệt hại không gây ảnh hưởng tới khách hàng và các dịch vụ mà công ty này cung cấp. Tập đoàn chuyển phát nhanh toàn cầu FedEx cũng là một trong số các công ty bị ảnh hưởng từ đợt tấn công này.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, một phần mềm chứa mã độc, được biết đến với cái tên ransomware, đã xâm nhập vào hệ thống mạng của các tổ chức khi các nhân viên tình cờ click vào các thư điện tử có chứa các tập tin đính kèm này. Sau đó, virus mau chóng phát tán rộng trong nội bộ khi các nhân viên chia sẻ các tập tin với nhau. Những nạn nhân của cuộc tấn công này bị yêu cầu phải thanh toán từ $300 đến $600 đô la để khôi phục truy cập, bằng không các dữ liệu của họ sẽ bị hủy.  

Các tin tặc có vẻ như đã đánh cắp một phần mềm từ Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), và dùng nó để khai thác một lỗi trong hệ điều hành của Microsoft. Công cụ này sau đó đã bị rò rỉ trên mạng bởi một nhóm tin tặc được biết đến với cái tên The Shadow Brokers vài tuần trước. Cũng trong thời điểm này, Microsoft đã ra mắt bản vá cho những phiên bản lỗi cũ, nhưng không phải ai cũng cập nhật bản vá mới, họ chỉ vẫn tiếp tục sử dụng những phiên bản Microsoft cũ và vẫn còn lỗi. 

 Cố vấn đặc biệt về an ninh mạng của Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, ông Alastair MacGibbon, cho biết không có tổ chức nào của Úc bị ảnh hưởng trong đợt tấn công này, nhưng vẫn còn đó những nguy cơ. Và ông khuyến cáo người dân những ai đang sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows cần nhanh chống cập nhật ngay bản vá lỗi mới nhất để tự bảo vệ máy tính của mình.

Tổng trưởng Ngân khố ông Scott Morrison cho hay các nhà chức trách của Úc đang làm việc với các bên của các quốc gia khác để định rõ hiểm họa mạng này. Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng đối lập ông Bill Shorten cho rằng sẽ cần nhiều nỗ lực hơn từ Úc để chống lại những nguy cơ về tội phạm an ninh mạng đang rình rập vì theo ông, chính phủ Úc chỉ mới quan tâm bảo vệ đến các tổ chức mang tính trọng yếu của quốc gia như ngân hàng và quân đội mà thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bệnh viện, trường đại học, v.v.
 

Share