Dự luật mới của Úc nhằm “thanh lọc” thường trú nhân

Australian Immigration Minister David Coleman.

Australian Immigration Minister David Coleman. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ sẽ áp dụng luật hồi tố, nghĩa là bất kỳ ai đã phạm tội trong quá khứ đều có thể bị trục xuất sau kiểm tra về nhân thân. Những người có visa đã phạm tội, bị phạt tù ít nhất hai năm, chẳng hạn như tấn công người khác, sẽ tự động bị đánh trượt trong bài kiểm tra lý lịch tư pháp.


Sau một số báo động về số lượng người New Zealand đối mặt với việc bị trục xuất khỏi Úc ngày càng tăng, công dân song tịch Úc và New Zealand,
cô Erina Morunga đã quyết định trở thành một đại diện tư vấn di trú để giải quyết một số trường hợp liên quan đến những người đồng hương của mình.

Cô Erina Morunga, đại diện di trú có trụ sở tại Adelaide nói rằng cô bị ngập trong hàng loạt yêu cầu giúp đỡ từ những người dân xứ Kiwis vì họ sẽ bị trục xuất về New Zealand sau những lần phạm tội nhiều năm trước đây, ngay cả khi họ không phải chịu án tù.

"Rất nhiều người New Zealand cảm thấy lo lắng về tương lai. Việc này gây ra những biến động to lớn cho các gia đình. Chúng tôi không nói về những người vừa mới ở đây vài năm, chúng tôi đang nói đến những công dân đã ở đây vài chục năm."

Các vụ trục xuất là nguyên nhân gây căng thẳng trong mối quan hệ bang giao giữa New Zealand và Úc kể từ khi các bài kiểm tra về nhân thân được tăng cường vào năm 2014 dẫn đến việc nhiều cư dân sống ở Úc dài hạn bị trục xuất, nếu người này bị kết án 12 tháng tù vì vi phạm pháp luật.

Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern đã nhiều lần mô tả vấn đề này ăn mòn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gần đây nhất vào tháng trước trong chuyến thăm Melbourne.

Thế nhưng chính phủ Úc không có dấu hiệu lùi bước.

Thay vào đó, Bộ trưởng Di trú Úc David Coleman đang đề xuất thắt chặt hơn nữa các quy tắc để trục xuất thêm hàng chục ngàn người nhập cư trên cơ sở lý lịch tư pháp.
Nhà nghiên cứu vấn đề nhập cư và cựu cố vấn chính sách của đảng Lao động, ông Henry Sherrell nói rằng đề xuất tu chính luật mới nhất là một sự leo thang đáng kể và sẽ khiến người nhập cư có nguy cơ bị trục xuất, trở thành mối đe dọa cho cộng đồng.
Theo các thay đổi được lên kế hoạch, những người có visa đã phạm tội bị phạt tù ít nhất hai năm, chẳng hạn như tấn công người khác sẽ tự động bị đánh trượt trong bài kiểm tra lý lịch tư pháp, ngay cả khi họ KHÔNG bị kết án tù.

Nhà nghiên cứu vấn đề nhập cư và cựu cố vấn chính sách của đảng Lao động, ông Henry Sherrell nói rằng đề xuất tu chính luật mới nhất là một sự leo thang đáng kể và sẽ khiến người nhập cư có nguy cơ bị trục xuất, trở thành mối đe dọa cho cộng đồng.

"Những thay đổi đang được đề xuất sẽ tăng đáng kể tỷ lệ thất bại trong bài kiểm tra nhân thân."

Một trong những mối quan ngại về những thay đổi được đề xuất là chính phủ sẽ áp dụng luật hồi tố, nghĩa là bất kỳ ai đã phạm tội trong quá khứ đều có thể bị trục xuất trên cơ sở kiểm tra về nhân thân.

“Mọi người đang thể hiện sự lo lắng một cách rõ ràng về cách quốc hội đưa ra các quy định về visa và ảnh hưởng của cải tổ này đối với người nhập cư đã ở Úc trong một thời gian dài, những người đã tuân thủ luật, sau đó các quy định thay đổi khi họ đã phạm pháp và đã trả giá cho tội trạng của mình."

Những công dân New Zealand là nhóm người sở hữu visa định cư lớn nhất ở Úc với quyền lợi của một thường trú nhân, do đó những người New Zealand dự kiến sẽ bị ảnh hưởng lớn từ dự luật này.

Gần một nửa số người có visa 886 bị trục xuất trở lại quê hương vào năm ngoái đến từ New Zealand.

Cô Morunga nói rằng chính phủ đang cố gắng "thanh lọc" xã hội Úc.

“Đó là cảm giác từ góc nhìn của chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác thực sự bị bao vây. Rất nhiều người tốt, rất nhiều người bình thường đang sống trong sợ hãi. Khi nào điều này sẽ dừng lại. Mọi thứ sẽ đi đến đâu?"

Bộ trưởng di trú Úc Coleman nói với quốc hội vào tháng trước, dự luật sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới tất cả những người không phải là công dân Úc rằng cộng đồng Úc không khoan dung đối với những người nước ngoài đã bị kết án về các tội ác tại Úc.

 Ông nói rằng việc nhập cảnh và ở lại Úc là một đặc ân, không phải là một quyền và bất kỳ ai vi phạm luật pháp đều mất đi đặc quyền đó.

Mặc dù không cố tình nhắm mục tiêu vào người New Zealand, giáo sư luật của Đại học La Trobe, Patrick Keyzer nói rằng luật mới sẽ tạo ra sự chia rẽ trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Úc và New Zealand.

 Giáo sư Keyzer, người đã nghiên cứu tác động của những thay đổi từ năm 2014, cho biết việc thực hiện chính sách này đang tàn phá nhiều gia đình.

"Việc này tước đoạt đi những người kiếm tiền, trụ cột trong gia đình và chắc chắn tước đi những người cha, họ vốn là những người đàn ông đã sống ở Úc trong nhiều năm, một số người đến Úc khi còn là những đứa trẻ."

Nếu chính phủ tiến hành những thay đổi mới nhất, ông Sherrell đề nghị các điều khoản đặc biệt nên được xem xét để giảm thiểu rủi ro cho người dân New Zealand.

"Chúng ta có thể đặt thêm điều khoản ưu tiên nếu ai đó là công dân New Zealand có mối quan hệ lâu dài với cộng đồng Úc."

Share