Chính phủ Úc chịu áp lực về vụ người Duy Ngô Nhĩ tại Trung quốc

Uighurs and their supporters rally outisde the United Nations headquarters in New York in 2018

Uighurs and their supporters rally outisde the United Nations headquarters in New York in 2018 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người Úc gốc Duy Ngô Nhĩ kêu gọi chính phủ Úc gia tăng áp lực lên Bắc kinh để phóng thích thân nhân của họ.


Trong số nầy có một người cha của một đứa bé có quốc tịch Úc yêu cầu Ngoại trưởng Úc Marise Payne hãy đích thân cứu xét trường hợp của ông.

Đứa trẻ mới lên 2 tuổi, nay là trọng tâm của vụ tranh chấp phức tạp về ngoại giao.

Bé Lutifier có quốc tịch Úc và là một trong hàng triệu người bị kẹt tại Tân Cương.

“Là một người cha, tôi chỉ hy vọng đơn giản là muốn gặp con trai và vợ tôi. Đó là tất cả nguyện vọng của tôi và chẳng có gì hơn nữa”.

Được biết Sam và vợ kết hôn năm 2016, họ đã hưởng tuần trăng mật vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

Người vợ mang thai và rất thèm thức ăn của quê nhà, nên anh tổ chức chuyến bay cho vợ về Tân Cương trong lúc anh nầy ở Thổ nhĩ Kỳ với kế hoạch là khi anh nầy lấy được visa thì sẽ đoàn tụ cùng vợ ở Tân Cương.

Thế nhưng mọi chuyện diễn biến quá nhanh chóng và họ không bao giờ nghĩ là những chuyện như vậy xảy ra tại quê nhà của vợ.

Vợ Sam ở Tân Cương được 2 tuần lễ thì nhà cầm quyền Trung quốc tịch thu sổ thông hành của người vợ, trong lúc Sam xin visa đến Trung quốc thế nhưng bị từ chối nhiều lần.

Đứa bé chào đời tại Tân Cương, thế nhưng tên của anh Sam không được cho vào giấy khai sinh.

Khi đứa bé được 6 tháng, vợ Sam bị giữ tại một trạm cảnh sát trong vài tuần lễ và anh nầy không thể liên lạc được.

Nay người vợ kẹt tại Tân Cương, điện thoại của người vợ bi theo dõi và phải trình diện cảnh sát hàng tuần.

Cách liên lạc duy nhất là qua trang mạng WeChat, người vợ đăng hình của đứa con và nhanh chóng xóa bỏ ngay sau đó để nhà cầm quyền không thấy được.

Khi người vợ được thả ra, nhà cầm quyền cảnh cáo là đứa bé có thể bị bắt đi nếu được 1 tuổi.

Vợ của Sam chỉ mới 26 tuổi và Sam lo lắng là họ sẽ giam giữ bà nầy lần nữa rồi đưa đứa trẻ vào viện Dục Anh cho những trẻ mồ côi.

Đứa trẻ có quốc tịch Úc do tòa án phán quyết về chuyện nầy sau đó.

Sam rất ít liên lạc với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc và tên Sam không phải là tên thật cũng như không có hình ảnh của anh nầy, cũng như hình ảnh đứa bé và vợ anh đã được làm mờ đi.

Trong 2 năm qua, Sam luôn đẩy mạnh việc đưa vợ và con ra khỏi Trung quốc.

Khi anh nầy nói chuyện với đài SBS hồi tháng 2 năm nay, SBS đã giấu lý lịch của anh, do lo sợ về sự an toàn của vợ con anh.

Nay với quan ngại là họ có thể không bao giờ tái ngộ, anh bằng lòng công khai danh tính.
Luật sư của anh là ông Michael Bradley thúc giục Ngoại trưởng Úc, bà Marise Payne hãy cứu xét ưu tiên vụ nầy.

“Giải pháp cho vấn đề cuối cùng là rất đơn giản, đó là một gia đình bị kẹt tại một nước khác, trong đó có một em bé 2 tuổi có quốc tịch Úc".

"Chuyện đơn giản là mang họ về đây và việc nầy có thể thực hiện với quyết tâm về mặt chính trị”, Michael Bradley.

Người Uyghur còn gọi là Duy Ngô Nhĩ là một sắc tộc người Turk hay Thổ Nhĩ Kỳ sống phần lớn ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
“Với tư cách một người cha, tôi sống và thở chỉ vì tôi hy vọng sẽ gặp lại vợ và con. Nếu chuyện nầy không xảy ra, thì chẳng có lý do gì cho tôi sống nữa”, Sam.
Tiếng Việt còn gọi dân tộc này là Hồi Ngột, Hồi Hột, Ô Nhĩ và Hồi Cốt.

Trong lịch sử, tên gọi "Uyghur" được dùng để chỉ các bộ lạc nói tiếng Turk sống tại khu vực dãy núi Altay.

Cùng với người Kokturk hay Đông Thổ, người Uyghur là một trong các nhóm gốc Turk lớn nhất và tồn tại lâu nhất tại vùng Trung Á.

Theo cáo buộc của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị tập trung trong một trung tâm mà Trung Quốc cho đó là các trung tâm dạy nghề cho họ cũng như chận đứng các âm mưu khủng bố.

Thế nhưng công luận thế giới cho rằng trại tập trung nói trên nằm trong sách lược đồng hóa dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ thành người Trung Quốc, giống như đã làm với sắc dân Tây Tạng.

Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu.

Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống.

Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáo.

Người Uyghur giỏi sản xuất nông nghiệp, làm đồ thủ công và buôn bán.

Được biết, lần sau cùng các nhà ngoại giao Úc được phép đến tỉnh Tân Cương là vào năm 2016.

Kể từ đó, Tòa Đại sứ Úc tại Bắc kinh đã 4 lần yêu cầu được viếng thăm tỉnh nầy, gần nhất là vào tháng 2 năm nay và mọi lần đều bị từ chối.

Mới đây Úc có mặt trong số 22 quốc gia ký tên vào một bản thông cáo chung, gởi đến Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, kêu gọi Trung quốc hãy ngưng việc cầm giữ người Duy Ngô Nhĩ.

Ngay sau đó, một nhóm 37 quốc gia phần lớn là những nước có hồ sơ nhân quyền tệ hại, đã ký vào một lá thư, bênh vực cho chính sách của Trung quốc.

Trong lúc số phận của người Duy Ngô Nhĩ nhận được thêm nhiều sự chú ý của quốc tế, các công ty và trường đại học có liên hệ với Tân Cương đang bị quan tâm đến.

Chương trình Four Corners của đài ABC tiết lộ, một học giả tại đại học Curtin ở Tây Úc, hiện nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng qua nét mặt cho chính phủ Trung quốc, để nhận dạng các sắc tộc thiểu số.

Trong khi đó, đại học Kỹ Thuật Sydney cũng bị chỉ trích, qua việc thỏa thuận với một công ty, nhằm phát triển một ứng dụng app dùng để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ, tuy nhiên đại học nầy cho biết, không có dính líu trong việc hình thành app nói trên.

Tiến sĩ Graeme Thom thuộc Ân xá quốc tế nói rằng, vấn đề trách nhiệm là một phần quan trọng trong sự hiểu biết, về những gì thực sự xảy ra tại vùng tây bắc Trung quốc.

“Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn vào việc, ai hiện cộng tác vi chính phủ Trung quốc về chuyện nầy, và cần tìm ra tại các đại học, hay các công ty. Chúng ta cần biết công ty nào, dính líu trong chuyện nầy”.

Còn anh Sam chỉ muốn gia đình anh được an toàn trở về Úc.

“Với tư cách một người cha, tôi sống và thở chỉ vì tôi hy vọng sẽ gặp lại vợ và con. Nếu chuyện nầy không xảy ra, thì chẳng có lý do gì cho tôi sống nữa”, Sam.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share