Quốc tế ngày càng chỉ trích Myanmar về số phận người tỵ nạn Rohingya

Người tiểu tình đốt hình bà Aung San Suu Kyi

Người tiểu tình đốt hình bà Aung San Suu Kyi Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhân vật được giải Nobel hoà bình Malala Yousafzai và vài nước Á Châu theo Hồi giáo, hiện dẫn đầu việc gia tăng chỉ trích đối với Myanmar hay Miến Điện trước kia, về số phận của những người thuộc sắc tộc thiểu số Rohinyga theo Hồi giáo và những người khác bị bắt trong các vụ bất ổn xảy ra trong vùng.


Hàng chục ngàn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn trong 10 ngày qua, sau các cuộc giao tranh giữa phiến quân và quân đội Myanmar trong tiểu bang Rakhine của nước nầy.

Các cơ quan cứu trợ ước lượng có khoảng 90 ngàn người Rohingya, đã trốn chạy khỏi Myanmar để lánh nạn sang nước láng giềng Bangladesh, kể từ khi bạo động xảy ra tại tiểu bang Rakhine ở miền Bắc nước nầy.

Được biết những người Rohingya bị từ chối không được cấp quốc tịch tại Myanmar và được xem là các di dân bất hợp pháp, bất chấp sự kiện họ cho rằng họ có mặt tại đây từ hàng thế kỷ trước.

Myanmar cho biết lực lượng an ninh, hiện chiến đấu trong một chiến dịch quân sự hợp pháp.

Ngoại trưởng Indonesia hôm qua đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Myanmar, bà Aung san suu Chi nhằm thảo luận về việc chuyển giao các phẩm vật cứu trợ, đến thiểu số người Rohingya theo Hồi giáo.

Cuộc họp diễn ra khi các phụ nữ Hồi giáo biểu tình bên ngoài Tòa Đại sứ Myanmar tại Jakarta, để cho thấy sự ủng hộ đối với người Rohingya.

"Myanmar hiện tiến hành các hành động quân sự chống lại người dân của họ".

"Mọi người Hồi giáo đều là anh em với nhau, nên chúng tôi thấu hiểu tình hình tại đó và sẽ làm mọi chuyện để giúp đỡ họ".

"Đó phải là một hành động thực sự, có thể dưới hình thức tụ tập để biểu dương sức mạnh và gởi một lực lượng quân sự để chấm dứt sự xáo trộn ở đó", một người biểu tình tại Jakarta.

Tình trạng bạo động mới đây bắt đầu hồi tháng 10 năm rồi, khi một nhóm phiến quân người Rohingya tiến chiếm các tiền đồn biên giới, với Liên hiệp quốc cho rằng quân đội Myanmar có thể đã thi hành nạn thanh tẩy sắc tộc tại đây.

Bà Aung san suu Chi, vốn là một tù nhân chính trị trong suốt 15 năm bị quản chế tại gia, nay bà ngày càng bị nhiều chỉ trích qua thái độ không tích cực lên án việc ngược đãi đối với người Rohingya.

Cuộc khủng hoảng gia tăng, đe dọa quan hệ của Myanmar với các nước có đa số Hồi giáo trong vùng Đông Nam Á, chẳng hạn như Malaysia và Indonesia.
"Chính phủ Ấn độ đã lập lại trong các thông cáo rằng, những người tỵ nạn Rohingya nầy sẽ bị gởi trả về nước và như chúng tôi đã vạch rõ là, điều nầy sẽ vi phạm trầm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cùng các hiệp ước quốc tế khác nhau mà Ấn độ là nước ký kết vào, theo đó qui định rằng, quí vị không thể gởi trả người tỵ nạn khi có sự đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của họ, vì vậy họ nên được phép ở lại đây",Prashant Bhushan.
Sự tức giận hiện nay vượt ra ngoài Á châu, với các cuộc biểu tình cũng lan sang nước Cộng hòa Chechnya thuộc  Liên bang Nga.

Tuyên bố tại Grozny hôm qua, một người biểu tình Nga là bà Malika Bazayeva cho biết, bà cảm thấy phải ủng hộ những người Hồi giáo khác.

"Họ là anh chị em của tôi về mặt tín ngưởng, dĩ nhiên tôi phải tranh đấu cho họ, tôi chống lại nạn diệt chủng vô nhân đạo".

"Làm thế nào các vị tỉnh trưởng và những người khác cũng như toàn thể thế giới có thể im lặng, khi những việc như thế nầy xảy ra ?", Malika Bazayeva.

Trong khi đó, tòa án tối cao Ấn độ đã yêu cầu chính phủ Ấn đáp ứng một khiếu nại của người tỵ nạn Rohingya tại Ấn độ, khi họ tìm cách ngăn chận các kế hoạch trục xuất hơn 40 ngàn người hiện sống ở Ấn độ.

Luật sư và cũng là nhà tranh đấu cho nhân quyền Ấn, ông Prashant Bhushan nói rằng, việc trục xuất như vậy vi phạm luật pháp quốc tế.

"Chính phủ Ấn độ đã lập lại trong các thông cáo rằng, những người tỵ nạn Rohingya nầy sẽ bị gởi trả về nước và như chúng tôi đã vạch rõ là, điều nầy sẽ vi phạm trầm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cùng các hiệp ước quốc tế khác nhau mà Ấn độ là nước ký kết vào, theo đó qui định rằng, quí vị không thể gởi trả người tỵ nạn khi có sự đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của họ, vì vậy họ nên được phép ở lại đây",Prashant Bhushan.

Số phận của người Rohingya cũng tạo ra những phản ứng mạnh mẽ từ các nước khác, có đa số dân chúng theo Hồi giáo.

Quốc gia hải đảo Maldives loan báo hôm qua rằng, họ đã cắt đứt mọi quan hệ giao thương với Myanmar, để phản ứng lại việc nước nầy đối xử  với người Hồi giáo Ronhingya.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng chỉ trích Myanmar và nói rằng, vấn đề nầy nên được đưa ra trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối tháng nầy, trong khi Iran cũng kêu gọi Liên hiệp quốc phải làm nhiều hơn nữa, để ngăn chận những vụ bạo động.

Tại Úc, những người biểu tình thuộc cộng đồng người Rohingya cũng biểu tình bên ngoài Quốc hội tại Canberra.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share