Sức khỏe là Vàng (170): Bệnh viêm gan B

Hepatitis

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng.


Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư ganViêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.

Nếu bệnh xảy ra ở người lớn vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan B:

Viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết. Thậm chí có rất nhiều người bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết.

Tuy nhiên, kể cả khi không có triệu chứng bệnh gì thì virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại nặng nề đến gan sau một thời gian phát triển âm ỉ.

Do đó, khi tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì cần lưu ý những triệu chứng nhận biết bệnh như sau:

Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

Đau nhức xương khớp.

Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.

Nước tiểu có màu vàng sẫm.

Đau bụng.

Phân màu xanh xám, sẫm màu.

Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

Vàng da, vàng mắt.

Có hiện tượng xuất huyết dưới da.

Đau hạ sườn phải.

Sưng bụng, chướng bụng.

Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể phát triển thành suy gan, xơ gan cổ trướng rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách phòng tránh viêm gan B hiu qu:

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể.

Tổ chức WHO khuyến cáo cần tiêm vacxin phòng viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần.

Ngoài ra còn có một số biện pháp phòng tránh khác, bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh. Bác sĩ Michael Cao ở Sydney trong chương trình hôm nay còn trình bày một cách chi tiết về cách phòng bệnh cũng như nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Mi quý v nhn vào phn audio đ nghe toàn b ni dung.

Một số tin tức y tế đáng chú ý trong tạp chí Sức khỏe là Vàng kỳ này gồm có:

1. Những thực phẩm giúp chống lại bệnh cúm trong mùa đông:

Số lượng bệnh cúm ở Úc ghi nhận được đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, với ba trẻ em trong số 85 người chết vì cúm trên toàn quốc.

Ngoài thuốc và vắc-xin cúm, hãy bổ sung những loại thực phẩm giúp chúng ta có thể vượt qua mùa đông năm nay.

Vitamin C

Vitamin C giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của bạn, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương với việc sản xuất collagen được cải thiện, đồng thời ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường và nhiễm virus.

Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc (Australian Dietary Guidelines), người trưởng thành nên ăn trung bình năm khẩu phần rau và hai khẩu phần trái cây mỗi ngày và tiêu thụ từ 45mg đến 85mg vitamin C mỗi ngày.

Qúy vị có thể đạt lượng C trung bình mỗi ngày nếu tiêu thụ 1 trong 6 khẩu phần sau:

*1 trái cam

*1 trái kiwi

*1/2 chén brocoli nấu chín

*1/2 trái bưởi cỡ trung bình

*1/2 ly dâu

*1 ly capsicum

Cải xoăn (Kale)

Tỏi tây (leek)

Rau spinach

 2. Vắc-xin mất tác dụng, hàng ngàn người phải tiêm lại.

Các nhà chức trách đang cố gắng liên lạc với hàng ngàn bệnh nhân được tiêm vắc-xin bởi hai bác sĩ đa khoa ở Sydney sau khi các vắc-xin được phát hiện đã hết hạn hoặc không được bảo quản đúng cách.

Hàng ngàn bệnh nhân của một phòng khám GP ở Sydney cần phải được tiêm lại sau khi có phát hiện tìm thấy các liều vắc-xin ở đây đã được lưu trữ không đúng cách hoặc đã hết hạn.

Bộ Y tế NSW hôm qua đã cảnh báo các loại vắc-xin do hai bác sĩ Darrel và Brinda Weinman quản lý tại phòng khám số 40 đường Lindsay, Burwood kể từ năm 2010 có thể không có tác dụng.

Bệnh nhân đã tiêm chủng từ năm 2010 đang được khuyến khích liên hệ với bác sĩ GP mới và tìm lời khuyên về việc tiêm vắc-xin lại.

Giám đốc lâm sàng của Sở Y tế Địa phương Sydney, Bác sĩ Leena Gupta, cho biết một loạt các loại vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, bao gồm vắc-xin sởi, Rubella và ho gà ở phòng khám này đã bị ảnh hưởng.

Khoảng 3000 bệnh nhân đã được liên hệ về sự việc này.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 

 




Share