Sức khỏe là Vàng (176): Những bệnh cần tiêm thuốc vào mắt

Aussie Medical team is providing free eye treatment to Cambodian

Aussie Medical team from Cambodia Vision Inc. is providing free eye treatment to Khmer people. Source: Facebook of Cambodia Vision Inc.

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bệnh tiểu đường có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về mắt. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bệnh chảy máu trong nhãn cầu hoặc thoái hóa hoàn điểm vàng. Và khi đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là tiêm thuốc vào mắt.


Có nhiều phương pháp giúp cho thuốc có thể vào mắt trực tiếp và nhiều hơn so với đường toàn thân.

Việc lựa chọn phương pháp dùng thuốc tại mắt thích hợp có ảnh hưởng rõ rệt đối với kết quả điều trị.

Trong đó, tiêm thuốc vào mắt là một trong những biện pháp đạt được hiệu quả điều trị cao.

Tuy nhiên cần có sự theo dõi và điều trị kỹ lưỡng từ phía bác sĩ chuyên khoa mắt.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chảy máu trong nhãn cầu và thái hóa hoàn điểm vàng:

  • Tiểu đường kéo dài và kiểm soát kém
  • Hàm lượng cholesterol cao
  • Huyết áp máu cao
  • Mang thai
  • Thuốc lá
Mức đường cao trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu được cung cấp cho võng mạc và mất tầm nhìn khi các mạch máu bị chặn và cắt cung cấp máu.

Để phản ứng, mắt tạo ra các mạch máu mới, nhưng chúng không phát triển thích hợp, và có thể bị rò rỉ và gây mất tầm nhìn.

Các mô sẹo cũng có thể được hình thành, kéo võng mạc và khiến nó tách rời.

Ở các giai đoạn đầu của bệnh này không có triệu chứng gì, nhưng khi tình trạng xấu đi tầm nhìn của quý vị có thể bị mờ, có đốm hoặc các hình tối nổi lên (điểm nổi), làm yếu tầm nhìn buổi tối, hoặc bị mù tạm thời hoặc mù vĩnh viễn.

Mời quý vị nhấn vào phần audio để nghe bác sĩ Châu Võ Thiếu Sơn, chuyên khoa phẫu thuật mắt trình bày rõ hơn về các bệnh cần tiêm thuốc vào mắt.

Một số tin tức cập nhật trong Tạp chí Sức khỏe là Vàng kỳ này gồm có:

1. Măng cụt có thể giúp chữa trị rối loạn lưỡng cực

Mới đây các nhà khoa học lạc quan cho biết, chìa khóa để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực có thể đã được tìm thấy ở một loại trái cây nhiệt đới, đó là trái măng cụt.

Măng cụt vốn được tôn vinh là “Nữ hoàng Trái cây” khởi nguồn từ Đông Nam Á nơi có khí hậu nóng ấm, đang là hy vọng của các nhà khoa học trong lĩnh vực này. 

Trái khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi mọng có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm nhẹ thu hút.

Từ xưa, măng cụt đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị vết thương ngoài da, chống viêm, ức chế dị ứng, tiêu chảy và kiết lỵ.

Bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Deakin đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để xem liệu măng cụt cũng giúp những người mắc chứng cực đoan cao và thấp trong tâm trạng, điển hình của rối loạn lưỡng cực.

2. Úc áp dụng chương trình rèn tâm lý cho trẻ ngay từ mẫu giáo

Căng thẳng, phiền muộn, đau khổ. Đó là một phần của cuộc sống và có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Lần đầu tiên một chương trình quốc gia đặt mục tiêu vào việc giúp đỡ trẻ em tuổi từ sơ sinh đến 18 giúp các em vượt qua khó khăn tâm lý có thể xảy ra với các em.

Be You - Là chính mình, đó là tên chương trình này do BeyondBlue thiết kế và được Early Childhood Australia và Headspace công bố.

Tổng quản lý của Be You tại Early Childhood Australia là Judy Kynaston nói, chương trình cung cấp những khóa học trực tuyến cho các giáo viên mầm non để học cách áp dụng nó.

Với các em nhỏ đi nhà trẻ 5 ngày một tuần, các nhà giáo dục càng có nhiều cơ hội để giúp các em rèn kỹ năng làm chủ tâm lý.

Các cô giáo cũng là những người đầu tiên nhận ra những dấu hiệu về tâm lý tình cảm khác thường ở các em so với lứa tuổi và đa số chung nhât là ở các trẻ con của di dân từ những vùng chiến tranh hay tị nạn.

Các bài học được học qua chương trình Be You - Là chính mình sẽ giúp các em nhỏ tự tin trong các ngôi trường lớn và cả sau này.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share