Hoa Kỳ kêu gọi công dân không nên du lịch đến Anh

Demonstrators protest against lockdowns and vaccines in London on Freedom Day

Demonstrators protest against lockdowns and vaccines in London on Freedom Day Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khi Vương quốc Anh dỡ bỏ hầu hết các quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tỷ lệ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong do COVID-19 sẽ tăng đáng kể trong những tuần tới. Hoa Kỳ hiện đang kêu gọi công dân của mình không đến Vương quốc Anh trừ khi thực sự cần thiết.


Nhiều người dân Anh mở tiệc mừng khi các hạn chế coronavirus được dỡ bỏ.

Nhưng chỉ vài giờ sau cái gọi là “Ngày Tự do” của nước Anh, Thủ tướng Boris Johnson thông báo mọi người sẽ sớm phải trình chứng nhận tiêm chủng trước khi họ được phép vào một số địa điểm.

"Chúng tôi bảo lưu quyền bắt buộc phảichứng nhận tiêm chủng tại bất kỳ thời điểm nào, nếu việc đó cần thiết để giảm lây truyền bệnh. Và ngay bây giờ tôi thông báo rằng đến cuối tháng 9, tất cả những người trên 18 tuổi sẽ có cơ hội được chích ngừa đủ hai liều, chúng tôi đang lên kế hoạch về điều kiện phải chích ngừa đầy đủ mới được vào hộp đêm và các địa điểm khác, nơi có nhiều người tụ tập."

Số ca nhiễm COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn Vương quốc Anh, với hơn 316.000 trường hợp mới được báo cáo trong 7 ngày qua.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng con số đó, cùng với số ca nhập viện và tử vong, sẽ nhanh chóng tăng lên khi biến thể Delta có khả năng lây bệnh cao có thể lây lan mà không bị cản trở bởi quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Nhưng Thủ tướng Anh bảo vệ quyết định của mình.

"Đến một thời điểm rất nhiều người đã chích ngừa, và những hạn chế hơn nữa không còn ngăn chặn việc nhập viện và tử vong,chỉ đơn giản là trì hoãn điều không thể tránh khỏi. Vì vậy chúng ta phải tự đặt câu hỏi: nếu không phải bây giờ, thì khi nào? Và mặc dù số ca tử vong và nhập viện, như tôi nói, đều tăng lên một cách đáng buồn, nhưng các con số này nằm trong biên độ của những gì mà các nhà khoa học của chúng tôi dự đoán ngay từ đầu lộ trình."
Tỷ lệ lây nhiễm gia tăng ở Anh khiến Hoa Kỳ phải cảnh báo công dân của mình không nên đến xứ sở sương mù trừ khi thực sự cần thiết.
Hoa Kỳ cũng đang chứng kiến số ca nhiễm, nhập viện và tử vong gia tăng nhanh chóng, với mức trung bình ca nhiễm mới hàng ngày tăng gấp ba lần trong 30 ngày qua.

Thế nhưng Canada thông báo vẫn sẽ cho phép công dân Hoa Kỳ đã chích ngừa đầy đủ nhập cảnh vào nước này để du lịch không thiết yếu từ ngày 9 tháng 8.

Trong khi đó, thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ không có kế hoạch làm điều tương tự đối với người Canada.

"Chúng tôi đang tiếp tục xem xét các hạn chế đi lại. Bất kỳ quyết định nào về việc tái mở cửa du lịch đều tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này, nhưng chúng tôi sẽ không xem xét nó thông qua một ý định có đi có lại."

Canada sẽ mở cửa vào ngày 7 tháng 9 cho du khách đã chích ngừa đầy đủ từ các nơi khác trên thế giới.

Còn tại Pháp, các yêu cầu về chủng ngừa đang được sử dụng như một phương tiện để ngăn chặn số ca bệnh đang gia tăng.

Các nhân viên y tế Pháp bắt buộc phải chích ngừa. Và bất cứ ai muốn vào các địa điểm khách sạn và giải trí đều phải xuất trình chứng nhận chích ngừa, kết quả xét nghiệm âm tính hoặc đã khỏi bệnh.

Luật có hiệu lực từ 21/7 đối với các địa điểm văn hóa và giải trí và từ đầu tháng 8 đối với các nhà hàng, quán bar và các địa điểm khác.

Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal nói rằng các biện pháp này là cần thiết để giảm áp lực đối với các bệnh viện.

"Chúng ta đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ tư của vi rút. Mặc dù chúng ta đang bắt đầu với tỷ lệ nhiễm thấp, nhưng dịch bệnh tác động rất mạnh. Làn sóng này lớn hơn,tăng lênnhanh hơn. Chúng ta phải làm mọi thứ cần thiết để ngăn chặn."

Tại châu Á, Indonesia tiếp tục ghi nhận kỷ lục 1.338 trường hợp mới tử vong do COVID-19.  Nhưng số ca nhiễm mới giảm xuống chỉ còn hơn 34.000 - mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 7.

Thái Lan cũng đang phá kỷ lục với 11.784 ca nhiễm mới.

Còn Bangladesh sau khi ngừng phong tỏa 8 ngày nhân dịp lễ hội Hồi giáo Eid-al Adha,  số người tử vong hàng ngày do COVID cũng đạt mức kỷ lục.

Chuyên gia sức khỏe cộng đồng Be-Nazir Ahmed lo ngại mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn khi hàng triệu người di chuyển trên cả nước.

"Nhiều người trong số họ có thể thực sự mang vi-rút này từ vùng này sang vùng khác, tới các khu vực chưa bị ảnh hưởng. Và thực sự bạn có thể thấy rất nhiều người đang rời khỏi nhà. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Vi-rút sẽ từ nơi này lây lan sang nơi khác của thành phố - đặc biệt là Dhaka và các thành phố lớn hơn."

Trong khi đó, vận động viên thể dục dụng cụ Kara Eaker của Hoa Kỳ trở thành vận động viên thứ tư tại Olympic Tokyo có kết quả dương tính với COVID-19.

Ba ca nhiễm được xác nhận trước đó là hai cầu thủ bóng đá Nam Phi và một cầu thủ bóng chuyền bãi biển người Cộng hòa Séc.

Ban tổ chức Olympic Tokyo cũng xác nhận ba nhân viên hỗ trợ Olympic bị nhiễm COVID-19.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share