Người biểu tình kêu gọi Hoa Kỳ giúp họ giải phóng Hong Kong ra khỏi Trung Quốc

A protester dressed as the Statue of Liberty poses as people march to the US Consulate in Hong Kong

A protester dressed as the Statue of Liberty poses as people march to the US Consulate in Hong Kong Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hàng ngàn người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã tuần hành, mang theo cờ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đi đến trước tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong cùng hô vang khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Trump giúp họ giải phóng Hong Kong ra khỏi Trung Quốc.


Những người biểu Hong Kong đang kêu gọi Hoa Kỳ giúp đỡ khi mà những cuộc biểu tình tại đây đã bước sang tuần thứ 15. 

Những người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã tuần hành mang theo cờ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đi đến trước tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong cùng hô vang khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Trump giúp họ giải phóng Hong Kong ra khỏi Trung Quốc. 

Một trong những người tổ chức cuộc tuần hành Panzer Chen nói người HongKong cần sự giúp đỡ của quốc tế để đưa Hong Kong trở thành một vùng đất dân chủ.

"Hong Kong đang ở vị trí tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại nhà cầm quyền độc tài Trung Quốc. Đây là mặt trận tiền tuyến của thế giới tự do. Xin hãy giúp đỡ chúng tôi, xin hãy hỗ trợ chúng tôi trong cuộc chiến này."

Những người biểu tình khẩn khoản kêu gọi Hoa Kỳ thông qua dự luật trong đó áp dụng biện pháp trừng phạt lên Hong Kong và lên bât kỳ quan chức Trung Quốc nào mà tìm thấy có dấu hiệu họ đã ra tay đàn áp dân chủ và nhân quyền tại thành phố này.

"Chúng tôi đứng đây cùng với nhau hôm nay để ủng hộ việc thông qua Luật Nhân quyền và Dân Chủ cho Hong Kong như là một biện pháp bảo đảm cho dân quyền và dân chủ có thể được thực thi ở Hong Kong."

Lời kêu gọi thống thiết này của Panzer Chen cũng là tâm nguyện của một người trẻ Hong Kong khác tự giới thiệu mình là Fung 23 tuổi.

"Tôi mong mỏi Hoa kỳ có thể thông qua Luật Nhân quyền và Dân Chủ như vậy Hong Kong mới có thể có một cuộc bầu cử thật sự để bầu người đứng đầu hội đồng lập pháp và đặc khu trưởng là cái điều mà nên được thực hiện vào năm 2007 và 2008 như là lời hứa trong Tuyên bố Chung giữa Trung Quốc và Anh."

Trong những cuộc biểu tình mới nhất gần đây thì lúc đầu đều là những cuộc tuần hành ôn hòa thế nhưng sau đó thì hỗn loạn xảy ra khi cảnh sát chống bạo loạn xít hơi cay vào đoàn người biểu tình và và đã có người bị đánh đập và bị bắt giữ.

Rất nhiều người dân Hong Kong hy vọng những cuộc đụng độ sẽ chấm dứt sau khi bà đặc khu trưởng Carrie Lam chính thức thông báo rút lại dự luật dẫn độ, một dự luật dẫn đến những cuộc biểu tình nổ ra.

Hong Kong là vùng đất đặc khu như trong Hiệp định trao trả mà Anh giao ước với Trung Quốc yêu cầu phải dành những quy chế ưu đãi cho Hong Kong.

Thế nhưng hiệp ước này đã không dược thuân thủ nghiêm túc.

Dự luật dẫn độ là một trong những giọt nước làm tràn ly.

Vào tuần thứ 7 của các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ mà theo cac báo chí phương tây mô tà là 'blossom everywhere" nổ ra khắp nơi, sức ép mạnh đến mức mà ngày 15/6 bà Carrie Lam phải ra tuyên bố dự luật đã chết "The Bill is dead".

Miệng nói vậy nhưng thật ra nó chỉ đình chỉ.

Chính sự bât nhất này của bà Đặc Khu Trưởng đã đốt cháy cầu nối giữa bà Lam và người Hong Kong.

Ngày 1/7 Hong Kong tiêp tục xuống đường tuần hành và họ đưa ra 5 yêu cầu cho chính quyền Hong Kong chứ không chỉ riêng gì việc huỷ bỏ dự luật dẫn độ.

Năm yêu cầu đó là:

-Huỷ bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ (Complete withdrawal of the extradition bill from the legislative process)
- Rút lại việc gán tội và bôi nhọ những người biểu tình gọi họ là nổi loạn (Retraction of the "riot" characterisation)
- Thả hết những người bị bắt từ những cuộc biểu tình, đến nay đã hơn 1200 người (Release and exoneration of arrested protesters)
- Thành lập một uỷ ban điều tra độc lập về hành vi của cảnh sát và cách sử dụng các lực lượng chống lại người biểu tình (Establishment of an independent commission of inquiry into police conduct and use of force during the protests)
- Bà Carrie Lam phải từ chức và cho tồ chức một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu (Resignation of Carrie Lam and the implementation of universal suffrage for Legislative Council and Chief Executive elections)

Người Hong Kong tiếp tục đấu tranh cho 5 yêu cầu này chứ không phải chỉ là một cái dự luật dẫn độ. Vì vậy dù bà Carrie Lam có tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn hay từ chức thì 5 yêu cầu là mục đích mà dân Hong Kong muốn đạt được.

Người dân Hong kong lên tiếng vì tương lai và vận mệnh của họ và con cháu họ, như lời người đứng đầu Hiệp Hội trường Trung Học Cơ sở Hong Kong Wong Fung Yee nói.

Ông Wong Fung Yee kêu gọi mọi người ở Hong Kong cần bình tĩnh và đoàn kết để đạt được mục tiêu chung .

"Chỉ có chấm dứt bạo lực và hỗn loạn thì chúng ta mới có thể duy trì được sự thịnh vượng, hòa bình ổn định và tiêu chuẩn sông của chúng ta. Chúng ta phải lên tiếng vì một tương lai thịnh vượng và tốt hơn, để tiếng nói chúng ta có thể được nghe thấy chúng ta cần phải liên kết và làm việc cùng nhau để đạt được mục đích đó ."

Cuộc tuần hành tới tòa lãnh sự Hoa kỳ diển ra chỉ vài ngày sau khi Thượng Nghị sĩ Dân Chủ của Hoa Kỳ Chuck Schumer đưa ra một tuyên bố trên trang Twitter về những vụ bất ổn ở Hong Kong.

Trong cái tweet của mình, ông Schumer nói việc thông qua tiến trình luật pháp để đối phó với những hành động của trung Quốc tại Hong Kong nên là vấn đề ưu tiên khi quốc hội quay lại họp.

"Việc Trung Quốc xiết chặt Hong Kong và bóp nghẹt quyền dân chủ ở vùng đất này là một hành động tuyệt vọng của nhà cầm quyền độc tài. Từ mấy tháng nay, người dân Hong Kong đã đổ ra đường để lên tiếng cho quyền dân chủ của họ. Người dân Hoa Kỳ phải nên tiếp tục đứng cùng hàng ngũ với họ."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share