TT Trump ảnh hưởng thế nào trong quan hệ Mỹ Úc?

Australian and US flags

Australian and US flags Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

12 tháng trôiqua dưới thời Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump không phải là không có một vài chuyện dính líu đến nước Úc.


Từ cuộc điện đàm căng thẳng đầu tiên với Thủ tướng Malcolm Turnbull cho đến việc không bổ nhiệm một đại sứ Mỹ đến Úc là những chuyện như vậy và với một năm cầm quyền của ông Trump, hãy nhìn lại mối quan hệ tế nhị đó như thế nào giữa hai nước ra sao.

Năm đầu tiên hết sức đặc biệt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm một trong những đồng minh chịu đựng nhất là nước Úc.

Vì vậy các biến cố trong 12 tháng qua đã ảnh hưởng thế nào trong quan hệ với Mỹ và chúng ta mong đợi những gì diễn tiến ra sao?.

SBS nói chuyện với 2 chuyên gia về vấn đề Hoa kỳ nổi tiếng nhất, đó là tiến sĩ Micheal Fullilove, giám đốc Viện Lowy và giáo sư Simon Jackman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa kỳ tại đại học Sydney.

Giáo sư Jackman thừa nhận rằng mối quan hệ giữa Thủ tướng Malcolm Turnbull với Tổng thống Donald Trump đã trải qua nhiều sóng gió, từ lúc khởi đầu theo sau cuộc điện đàm giữa hai người bị tiết lộ về chuyện thỏa ước trao đổi người tỵ nạn.

Thế nhưng ông nhấn mạnh rằng mối quan hệ nói trên vẫn mạnh mẽ nhờ phần lớn những người đằng sau hậu trường.

“Rất nhiều công việc đã được thực hiện, nhờ đại sứ Úc tại Mỹ là ông Joe Hockey và Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop, cũng như rất nhiều cuộc tiếp xúc khác giữa hai chính phủ, giữa cộng đồng doanh thương và giữa quân đội hai nước".

"Những việc như vậy trong mối quan hệ, quả thật mạnh mẽ và đã tồn tại từ nhiều thập niên qua, mặc dù chúng ta không thể làm gì về cuộc điện đàm giữa Thủ tướng và Tổng thống, thế nhưng tôi nghĩ việc đó không đủ tin cậy, trong việc đánh giá về mối quan hệ mạnh mẽ và sâu xa trong nhiều lãnh vực khác”, Michael Fullilove.

Nay một năm trôi qua kể từ cuộc điện đàm đầy sóng gió, vì vậy mối quan hệ như thế nào hiện nay ?

Tiến sĩ Fullilove nói rằng, việc nầy nên nhìn ở hai bình diện.

“Quí vị phải nghĩ đến mối quan hệ vào những ngày nầy ở hai mức độ. Cấp độ thứ nhất là những gì ông Trump gọi là mức độ sâu xa trong lãnh vực quân đội, dân sự, các viên chức ở cả hai nước, nằm ở hai bờ đại dương".

"Ở mức độ đó, tôi nghĩ mối quan hệ là khá tốt, có những tương quan cá nhân và mọi người đều thực hiện tốt đẹp. Thế nhưng ở mức độ thứ hai là cấp độ của nhà lãnh đạo và ở phương diện nầy, mọi việc tiếp tục gặp sóng gió và không đoán trước được, bởi vì ông Trump là một vị Tổng thống mà chúng ta chưa hề thấy trước đây liên quan đến đến tính tình của ông, trực giác và cách tiếp cận của ông với thế giới bên ngoài".

"Chúng ta có một vị lãnh đạo của thế giới tự do dường như chẳng tin vào cái thế giới tự do nầy và không muốn lãnh đạo nữa, đó là một số lãnh vực mà chẳng có vị Thủ tướng Úc nào đã đối phó từ trước đến nay”, Michael Fulilove.

Vì vậy làm thế nào nước Úc có thể vượt qua trong một hoàn cảnh chưa từng có trước đây?
"Vì vậy đó là mối nguy hiểm của việc leo thang, sự nguy cơ về mối thương vong lớn lao là rất lớn”, Michael Fullilove.
Giáo sư Jackman cho biết, đường lối hành xữ như thường lệ là phương cách tiến tới.

“Tôi nghĩ bất cứ chuyện gì quí vị có thể làm đằng sau hậu trường, thì tôi nghĩ đó là những chuyện thẳng thắn, theo cách công việc như thường thấy giữa hai nhân vật chính yếu và đó là việc duy nhất quí vị có thể làm, trong khi đó, hãy dùng mọi phương tiện hiện có của chính quí vị”.

Cho đến nay Hoa kỳ không bổ nhiệm một vị đại sứ Mỹ tại Canberra, trong suốt một năm ông Trump nắm quyền.

Thế nhưng Tiến sĩ Fullilove nhấn mạnh rằng, chuyện nầy không nên quá chú tâm đến.

“Đây không phải là một hồi ức cá nhân về mối quan hệ giữa hai nước, mà là một sự phản ảnh về chính phủ của ông Trump, một sự quản trị sai trái của ngay chính nền hành pháp của ông ta”.

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã đạt đến các mức độ mới.

Giáo sư Jackman cho biết, các quan sát viên lâu năm về chính sách ngoại giao và quốc phòng của Úc phỏng đoán, dường như Mỹ có thể có hành động tấn công phủ đầu đối với Bắc hàn.

Ông cho biết nếu chuyện đó xảy ra, nó sẽ khiến cho chính phủ Úc lâm vào một tình thế khó khăn.

“Đó sẽ là khoảnh khắc thực sự tuyệt vời, liên quan đến việc điều hành mối quan hệ giữa Mỹ và Úc, đặc biệt theo quan điểm của công chúng Úc mà việc đó có thể không hài lòng, về việc đánh phủ đầu của Mỹ vào Bắc hàn”.

Thế nhưng tiến sĩ Fullilove cho biết, rất nghi ngờ về một vụ tấn công của Mỹ vào Bắc hàn.
 
“Tôi vẫn nghĩ rằng, dường như đó không phải lý do đó là một giải pháp tệ hại và mọi chuyên gia quân sự mà tôi biết  ai theo dõi chuyện nầy và họ không thích như vậy".

"Tại Bắc hàn, đó là một thế lực có vũ khí nguyên tử do một nhà lãnh đạo trẻ và đầy tham vọng hướng dẫn, vốn luôn cảm thấy hành động của ông bị trói buộc".

"Vì vậy đó là mối nguy hiểm của việc leo thang, sự nguy cơ về mối thương vong lớn lao là rất lớn”, Michael Fullilove.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share