Hướng dẫn định cư: Sáng kiến giúp đỡ người nhập cư và tị nạn

Overcoming loneliness in a new country

Overcoming loneliness in a new country Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa, tách biệt với gia đình và bạn bè là một vài lý do khiến nhiều người tị nạn và người tầm trú cảm thấy cô đơn. Ở Sydney và Melbourne, các tổ chức tị nạn đang cung cấp một loạt các chương trình và sáng kiến để giúp những người mới đến cảm giác thuộc về cộng đồng và gắn bó với đất nước mới.


Năm 2018, một sáng kiến tình nguyện nhằm khuyến khích người tị nạn và những người nhập cư có cảm giác gắn bó và thuộc về cộng đồng đã được thành phố Sydney và trung tâm hỗ trợ người nhập cư Settlement Services International (SSI) thực hiện.

Với tên gọi là Welcome2Sydney, chương trình hiện đã mở rộng đến Sydney, bao gồm Parramatta, Blue Mountains, Manly và Bondi, ông Paula Ben David, người tổ chức chương trình cộng đồng của SSI cho biết.

“Hôm nay chúng tôi đến Công viên Parramatta để dã ngoại. Chúng tôi có những người bạn mới đến từ Syria, Iran, I raq và Cộng hòa Congo, khoảng 60 người. Đây là dự án dành cho những người tị nạn  mới đến Úc”

Paula nói rằng chương trình khuyến khích những trải nghiệm về văn hóa, nơi những người mới đến Sydney và những người ở đây từ lâu có thể học hỏi về nhau.

“Những gì chúng tôi phát hiện là những người đang định cư ở miền Tây Sydney hoặc ở một số khu vực khác nhưng họ chưa bao rời khỏi nơi mình sinh sống. Tôi đoán là họ bị cô lập. Đôi khi, họ bị cách ly khỏi cộng đồng, gia đình và chỉ có một mình”.

Paula trải qua nhiều năm sống cô đơn sống ở nước ngoài.

“Một điều quan trọng là việc kết bạn với một người dân địa phương thường mất khoảng hai năm. Tôi thực sự cảm thấy mình thuộc về nơi mới đến khi tôi gặp một người dân  địa phương, điều đó thay đổi mọi thứ”.

Paula nói rằng các tình nguyện viên tham gia vào chương trình Welcome2Sydney thật tuyệt vời.

“Họ sẽ gặp những người tị nạn tại nhà ga xe lửa địa phương và chỉ cho họ cách dùng thẻ Opal, cách nạp tiền vào thẻ Opal của họ, cách đọc bảng hướng dẫn và đi chuyến xe lửa nào. Nhiều người lần đầu tiên đi xe lửa, hoặc có thể là lần thứ hai tùy thuộc vào số lần họ tham gia vào buổi gặp mặt”.
Một điều quan trọng là việc kết bạn với một người dân địa phương thường mất khoảng hai năm. Tôi thực sự cảm thấy mình thuộc về nơi mới đến khi tôi gặp một người dân địa phương, điều đó thay đổi mọi thứ.
Johnathan là một trong những vị khách trong buổi dã ngoại. Anh từ Cộng hòa Congo đến Úc chỉ mười ngày trước. Món đồ có giá trị nhất của anh là một cây đàn guitar được tặng.

“Úc là một đất nước đáng yêu. Ước mơ của tôi là tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình. Tôi có thể chơi tất cả các loại nhạc ngoại trừ nhạc jazz”.
Welcome to Sydney Program
Welcome to Sydney Program Source: SBS
Habib từ Syria đến Úc vào một năm trước.

Ông nói rằng ban đầu ông cảm thấy khó tiếp xúc với những người khác, điều này đã hạn chế khả năng tham gia vào cuộc sống rộng lớn hơn ở Úc.

“Đây là một điều rất khó khăn. Một đất nước mới, một nền văn hóa xa lạ và một ngôn ngữ mới mẻ, những con người mới, mọi thứ đều lạ lẫm. Vì vậy, tôi gặp một chút khó khăn. Các hoạt động như thế này liên kết mọi người với nhau, thật tuyệt. Điều quan trọng nhất là ổn định về mặt tài chính, nhưng điều quý giá nhất là nhận được sự hỗ trợ về mặt tình cảm”.

Habib hiện là một trong nhiều tình nguyện viên của chương trình Welcome2Sydney.

“Tôi rất thích sáng kiến này nên tôi quyết định làm tình nguyện viên. Trong chương trình này, tôi đã gặp rất nhiều người bạn mới. Tôi đã có một người bạn thực sự tốt. Chúng tôi vẫn hẹn họ và đi chơi cùng nhau”.

Habib là một kỹ sư và anh giúp các kỹ sư tị nạn khác có được bằng cấp tại Úc.

Nassim là một người tị nạn từ Iraq. Anh đến Úc vào đầu năm.

Nasim rất thích học tiếng Anh nhưng anh phải vật lộn với một số tiếng lóng theo kiểu Úc.
Nếu bạn muốn sống với người Úc, bạn nên tìm hiểu cách họ nói, cách họ sử dụng ngôn ngữ, cách họ ngồi cùng nhau, ăn cùng nhau để cảm thấy bạn là một phần của cộng đồng lớn này.
“Tiếng lóng của người Úc rất khó đối với tôi, không giống giọng Anh. Tôi học những từ mới ở đây và tôi luôn mang theo một cuốn từ điển tiếng lóng để hiểu nghĩa của các từ”.

Nassim chia sẻ việc kết nối với truyền thống của Úc rất quan trọng.

“Nếu bạn muốn sống với người Úc, bạn nên tìm hiểu cách họ nói, cách họ sử dụng ngôn ngữ, cách họ ngồi cùng nhau, ăn cùng nhau để cảm thấy bạn là một phần của cộng đồng lớn này”.

Các chương trình kết nối người tị nạn với nhau và thiết lập cảm giác thuộc về cộng đồng cũng có mặt tại Melbourne.

Laurie Nowell, quản lý các vấn đề cộng đồng tại AMES Australia cho biết, tổ chức của ông điều hành các trại thanh thiếu niên dành cho những người tị nạn trẻ tuổi, các bà mẹ và các nhóm trẻ sơ sinh- nơi các bà mẹ mới đến Úc có thể kết nối với những phụ nữ khác thông qua các sự kiện thể thao.

“Chúng tôi làm việc với đội bóng Western Bulldogs, câu lạc bộ bóng đá Richmond và cả câu lạc bộ cricket, câu lạc bộ bóng rổ, câu lạc bộ bóng chuyền, để người tị nạn có thể cùng chơi thể thao và kết nối với cộng đồng địa phương của họ”.

Laurie Nowell nói rằng các sáng kiến thể thao của AMES rất phổ biến với những người tị nạn từ nhiều quốc gia.

“Họ rất muốn tạo sự gắn kết với cộng đồng rộng lớn hơn. Những hoạt động này giúp mọi người đạt được mục tiêu tìm việc làm, phát triển kinh tế, hòa nhập xã hội và ổn định tại một đất nước mới.”

Share