Trung Quôc ồ ạt đổ tiền vào Campuchia, tại sao?

Cambodia’s Prime Minister Hun Sen (centre, left) and Chinese Premier Li Keqiang

Cambodia’s Prime Minister Hun Sen (centre, left) and Chinese Premier Li Keqiang at the Great Hall of the People in Beijing, China. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chỉ tính trong năm 2017 đầu tư của Quốc vào Campuchia chiếm 30% trong tổng số vốn đầu tư quốc gia. Việc đầu tư một cách ồ ạt ảnh hưởng gì đến dân chúng cũng như tương lai Campuchia một khi luật pháp và chính phủ Campuchia không hẳn là hoàn hảo để có thể bảo vệ quyền lợi lâu dài cho quốc gia và dân chúng họ? Giáo Sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quân Sư Hoàng Gia Úc- Chuyên gia về vấn đề Đông Nam Á trả lời về vấn đề này.


Hỏi: Thông tin Trung Quốc đầu tư vào Campuchia làm dấy lên một số quan ngại rằng liệu sự đầu tư nhanh mạnh ồ ạt trong thời gian ngắn sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực nào lên dân chúng cũng như tương lai của quốc gia này?

Giáo Sư Carlyle Thayer: Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia tăng vọt một cách chóng mặt trong những năm gần đây.

Chỉ tính riêng năm 2017, đầu tư của Trung Quốc vào nước này chiếm 30% tổng số đầu tư quốc gia.

Vào tháng 12/2017, sau cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Hun sen với các lãnh đạo của Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc cam đoan sẽ rót thêm $7 tỷ đô la vào những danh mục đầu tư mới.

Trung Quốc hiện nay là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Campuchia.

Từ 1994 đến 2917, nguồn đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia này luôn ổn định ở mức 20.2% trong tổng số vốn đầu tư vào đây.

Năm 2017, Bộ Quản lý Đất đai, Quy hoạch Đô thị và Xây dựng đã phê duyệt 3.052 dự án xây dựng mới.

Giá trị của các dự án này đã tăng lên 6,4 tỷ đô la vào năm 2017, tăng hơn 22 phần trăm so với năm trước, đạt đến mức 1.43 tỷ đô la và chiếm đến 27% tổng số vốn đầu tư bên ngoài vào.

Phần lớn đầu tư của Trung Quốc tập trung vào những dự án xây dựng

Đầu tư của Trung Quốc chỉ tập trung vào các siêu dự án lớn như đường cao tốc, thành phố vệ tinh gần Phnom Penh, phi trường mới, nhà chọc trời, các khu căn hộ và nhà chung cư như là dự án One Park ở Phnom Penh, và xây đập thủy điện, các tuyến cầu đường mới, và kéo theo đó là các trung tâm du lịch. 

Nếu không có vốn đầu tư của Trung Quốc, thì các dự án này có lẽ sẽ không bao giờ được khởi động.

Họ đầu tư vào hầu hết các ngành nghề từ hàng may mặc, giày dép, năng lượng, viễn thông, ngân hàng, tài chính, nông nghiệp kéo theo các sản phẩm và mặt hàng nông nghiệp, du lịch như là khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc và nhà hàng và bất động sản.

Trên cơ sở đó, các dự án này tạo ra sự kết nối lưu thông mới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như dịch vụ nhanh hơn phục vụ cho ngành du lịch đang phát triển.

Ví dụ, các công ty Trung Quốc sẽ xây dựng đường cao tốc hiện đại hai làn xe từ Phnom Penh đến Sihanoukville theo hợp đồng nhượng quyền khai thác hoạt động, một hình thúc giống như là BOT, tức nhà đầu tư tư bỏ tiền xây dựng và sau đó thu lại phí sử sụng cầu đường, ước tính khoảng 1,9 tỷ đô la.

Một kế hoạch xây dựng sân bay lớn thứ 9 thế giới ở tỉnh Kandal ước tính 1,4 tỷ USD đang được tiến hành.

Hun Sen cho biết, các dự án đầu tư mới của Trung Quốc sẽ tạo ra 20.000 việc làm mới cho người Campuchia.

Tháng 1 năm 2018, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết mười chín thỏa thuận và các Biên bản ghi nhớ hợp tác để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và phát triển trong viếng chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Phnom Penh mới vào hồi đầu năm nay.

Câu hỏi rằng là những dự án xây dựng lớn và ồ ạt như vậy trong một thời gian quá nhanh thì liệu nó có ảnh hưởng tiêu cực nào không lên đời sống người dân cũng như tương lai của quốc gia Campuchia.

Câu trả lời là có.

Thứ nhất, nó là quá lớn và Campuchia có nguy cơ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Nhà đầu tư mà trong trường hợp này là Trung Quốc sẽ là người cầm trịch.

Thứ hai, công nhân Trung Quốc đã đổ vào Campuchia để làm công việc xây dựng chứ không phải là lao động địa phương, hay nói cách khác dân Campuchia đã bị lấy đi cơ hội được đào tạo tại chổ và việc làm trong miếng bánh các công trình đầu tư Trung Quốc này.

Thứ ba, trọng tâm của đầu tư của nước ngoài mà có thể nhìn thấy qua nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu nhằm vào phần cứng của hạ tầng cơ sở khiến cho y tế công cộng và phát triển nông nghiệp bị thiếu hụt.

Thứ tư, Campuchia thiếu khả năng giám sát hiệu quả tất cả các dự án đầu tư cũng như không biết được cách nguồn tiền đầu tư được Trung Quốc điều phối như thế nào.

Cùng với việc đầu tư ồ ạt là sự phát triển của các khu nhà ở, cửa hàng, nhà hàng và sòng bạc ở những khu dự án của Trung Quốc mà người Campuchia bị bắt buộc phải dời đi nếu không muốn bị trục xuất ra khỏi phần đất đai của mình nhường lại cho nguồn tiền của Trung Quốc đổ vào để xây dựng các dự án của họ.

Thứ năm, Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia như gỗ và dầu khí.
Hotel and Casino in Sihanoukville province, Cambodia
Thống đôc tỉnh Preah Sihanoukville Campuchia cảnh báo đầu tư China kéo theo tội phạm có tổ chức vào nước này Source: Getty Images
Hỏi: Trong một cuộc họp báo thuộc loại hiếm hoi của Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, ông Đại sứ nói với các phóng viên rằng bất kỳ sự ám chỉ hay đề cập nào của giới truyền thông nước ngoài về các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia chủ yếu để che đậy việc rửa tiền thì đó là 'fake news' - một sự bịa đặt hay là một tin thất thiệt của các phương tiện truyền thông phương Tây tạo ra nhằm phục vụ lợi ích chính trị của họ? Ông nói rằng truyền thông phương Tây làm vậy là vì không muốn nhìn thấy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Campuchia và Trung Quốc rằng báo chí phương Tây không muốn nhìn thấy sáng kiến thần thánh "một vành đai, một con đường" của họ đang phát triển tốt đẹp và trôi chảy ở Campuchia.

"Giáo sư nghĩ gì về tuyên bố này của ông Đại sứ?

Giáo Sư Carlyle Thayer: Đại sứ Trung Quốc có thể đúng ở chổ là phần lớn Đầu tư của Trung Quốc không liên quan đến việc rửa tiền.

Nhưng ý kiến của ông là không trung thực.

Ông Đại sứ muốn ám chỉ và đáp lại một bài báo trên tờ The New York Times ra ngày 9 tháng 1 năm nay phân tích việc Trung Quốc đầu tư bất động sản tại Phnom Penh. 

Bài báo này dẫn lời một nhà tư vấn về rủi ro chính trị như sau: "Theo kinh nghiệm của tôi khi điều tra ở Campuchia, tôi tin rằng việc rửa tiền từ P.R.C. (CHDCND Trung Quốc) là một phần đáng kể trong đầu tư bất động sản ở Phnom Penh."
Trong tháng hai, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, Xiong Bo, cho rằng các báo cáo về việc rửa tiền của Trung Quốc là "tin giả mạo".

Tuy nhiên, Đài Á Châu Tự Do RFA cũng đã đưa tin về lời Đại sứ khi ông "kêu gọi chính phủ Campuchia theo dõi việc rửa tiền và Trung Quốc cam kết sẽ hợp tác ngăn chặn các vụ vi phạm luật pháp về tài chánh của Campuchia."

Ông Đại sứ cũng tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phản đối bất kỳ nhà đầu tư Trung Quốc nào muốn xây dựng sòng bạc ở Campuchia hay xây một Chinatown ở thành phố mới Siahnoukville.

Nhiều người biết rằng các doanh nhân Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào bất động sản ở nước ngoài để trốn tránh sự kiểm soát ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã có những hành động được công bố rộng rãi để ngăn chặn dòng chảy ra của số tiền này ra ngoài và chuyển hướng nó quay về lại Trung Quốc. Campuchia là một ví dụ điển hình.

Nước này không có khả năng kiểm tra và giám sát dòng tiền của Trung Quốc.

Chỉ số Chống Rửa tiền của Basel xếp Campuchia vào hàng thứ chín trong danh sách 146 quốc gia là điểm nóng của rửa tiền.

Tháng 12 năm ngoái, Phó Đô trưởng Cảnh sát tỉnh Preah Sihanoukville công khai thừa nhận rằng chuyện người Trung Quốc rửa tiền, chuyện hoạt động sòng bạc bất hợp pháp và chuyện buôn người đã trở thành mối quan tâm cấp bách.

Tổ chức Economist Intelligence Unit báo cáo rằng việc thực thi pháp luật chống rửa tiền của Campuchia là "không đủ tốt" do nạn tham nhũng lan rộng và thiếu minh bạch.

Thống đốc tỉnh Preah Sihanoukville cũng công khai bày tỏ sự than phiền về vấn đề tội phạm, về việc tống tiền và bắt cóc liên quan đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức Trung Quốc gia tăng.

Vào tháng giêng năm nay, chính phủ Campuchia đã thành lập một Tổ công tác liên Bộ để giải quyết các hành vi hung hăng trấn áp của các ông chủ người Trung Quốc gây căng thẳng cho cộng đồng người Cam-pu-chia ở Sihanoukville.

Đầu tư ồ ạt của Trung Quốc đổ vào đây cũng đã dẫn đến việc giá đất và giá cho thuê nhà tăng, thêm vào đó dòng công nhân xây dựng Trung Quốc mà một số không có giấy phép lao động ồ ạt đổ vào kéo theo sau đó là các nhà hàng, sòng bạc và các cơ sở du lịch do người Trung Quốc làm chủ đã đẩy lùi các cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp địa phương của người Campuchia ra khỏi nơi cư trú của họ.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share