Iran tuyên bố không tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Iranian President Hassan Rouhani (R) and the head of Iran nuclear technology organization Ali Akbar Salehi

Iranian President Hassan Rouhani (R) inspecting nuclear technology in Tehran, 9/4/2019 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Iran tuyên bố sẽ không còn tuân thủ bất kỳ hạn chế nào được áp đặt bởi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuyên bố được đưa ra sau khi quân đội Mỹ giết chết Tướng Iran Qasem Soleimani trong cuộc không kích ở Baghdag.


Trong một tuyên bố, Iran nói rằng họ sẽ "tiếp tục làm giàu hạt nhân không giới hạn và dựa trên nhu cầu kỹ thuật của mình".

Theo hiệp định năm 2015, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân và cho phép các thanh sát viên quốc tế tiếp cận các cơ sở hạt nhân của mình để đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Ông Trump muốn buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới sẽ áp đặt các biện pháp kiềm chế vô thời hạn lên chương trình hạt nhân của nước này đồng thời ngăn chặn việc phát triển tên lửa đạn đạo của Iran. Nhưng Iran thẳng thừng từ chối, và bắt đầu cắt giảm các cam kết của mình.

Nhiều người đã tham gia buổi cầu nguyện bày tỏ lòng tiếc thương Tướng Iran Qasem Soleimani đã bị quân đội Mỹ giết chết trong một cuộc không kích ở Iraq. Tướng Soleimani và các lãnh đạo dân quân được Iran hậu thuẫn đã chết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Tổng thống Donald Trump ra lệnh vào thứ Bảy tuần trước (4/1).
Là người đứng đầu quân đội Iran ở nước ngoài, được gọi là Lực lượng Quds [[koods]], Tướng Soleimani được xem là một trong những nhân vật quyền lực nhất của nước cộng hòa Hồi giáo. Ông cũng được cho là chủ mưu đằng sau nhiều hoạt động của Iran trên khắp Trung Đông. Tổng thống Donald Trump nói rằng tướng Soleimani chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bảo vệ động thái của Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC.

"Thế giới nên là một nơi an toàn hơn. Chúng tôi đang thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, không chỉ ở Baghdad và Iraq, mà còn trên toàn khu vực", ông Mike Pompeo nói.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì nói rằng Hoa Kỳ có quyền tự vệ:

"Tổng thống Trump xứng đáng được mọi người đánh giá cao vì đã có hành động quyết đoán, mạnh mẽ và nhanh chóng. Tôi muốn nhắc lại rằng Israel hoàn toàn sát cánh cùng Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh vì an ninh, hòa bình và tự vệ."

Lãnh đạo phong trào Hezbollah, ông Sayyed Hassan Nasrallah thì nói rằng quân đội Mỹ ở Trung Đông sẽ phải "trả giá" cho việc giết chết ông Soleimani. Nhóm vũ trang Lebanon được Vệ binh Cách mạng Iran thành lập năm 1982. Nhóm này là một phần quan trọng của liên minh quân sự khu vực do Iran hậu thuẫn. Ông Nasrallah nói rằng việc đáp trả vụ giết người không chỉ là trách nhiệm của Iran mà còn là trách nhiệm của các đồng minh trong khu vực.

"Trả thù cho cái chết của tướng Qassem Soleimani không chỉ là trách nhiệm của Iran, mà là của tất cả các lực lượng kháng chiến. Sẽ có một sự đáp trả công bằng, với tất cả sự minh bạch và rõ ràng, mục tiêu là quân đội Mỹ trong khu vực" ông Sayyed Hassan Nasrallah tuyên bố.

Trong khi đó ở Iraq, quốc hội nước này đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ chấm dứt mọi sự hiện diện của quân đội nước ngoài để đáp trả cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ. Nghị quyết được hầu hết các thành viên Shiite nắm giữ đa số ghế trong quốc hội tán thành. Nhiều nhà lập pháp Sunni và Kurd đã không dự phiên họp.

Nghị quyết của quốc hội Iraq không giống như luật, không có tính ràng buộc đối với chính phủ. Việc rút khoảng 5.200 quân Mỹ khỏi Iraq có thể làm tê liệt cuộc chiến chống IS ở nước này.

Trong một diễn biến liên quan, Giáo hoàng Francis một buổi cầu nguyện ở Vatican hôm qua kêu gọi các bên giữ ngọn lửa đối thoại và tự kiềm chế, đồng thời tránh xa cái bóng của sự thù địch. Đức Giáo hoàng nói rằng chiến tranh sẽ chỉ mang tới chết chóc và hoang tàn.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share