Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn sẽ diễn ra?

South Korean President Moon Jae-in writes on a visitor's book as North Korean leader Kim Jong Un, left, stands

South Korean President Moon Jae-in writes on a visitor's book as North Korean leader Kim Jong Un, left, stands Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết một toán các nhà ngoại giao Mỹ đã đến Bắc Hàn để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức giữa hai nước.


Chỉ vài ngày trước đây, ông Trump rút khỏi cuộc hội đàm do thái độ hiếu chiến của Bắc Hàn thế nhưng sau cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nam Bắc Hàn hồi cuối tuần qua thì dường như cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra như dự liệu.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tweet lên trang mạng của ông về việc xác nhận đầu tiên, theo đó các viên chức Mỹ đã đến Bắc Hàn vào sáng nay, thứ hai 28 tháng 5.

Ông viết, "Toán Mỹ của chúng ta đã đến, để thu xếp cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và tôi".

Cuộc họp thượng đỉnh được nói đến nhiều nhất, sẽ diễn ra khoảng hơn 2 tuần lễ nữa tại Singapore, vào ngày 12 tháng 6.

Thế nhưng những biến chuyển ngoại giao trong tuần qua, đã khiến cho cuộc họp gặp nhiều nghi ngờ.

Đầu tiên, Tổng Thống Trump đột ngột hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh và kể ra thái độ hiếu chiến của Bắc Hàn.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo Nam Bắc Hàn vội vã gặp nhau vào tối thứ bảy, ở bờ bắc của khu phi quân sự, để tìm cách cứu vãn cuộc họp khẩn cấp.

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cho biết, ông Kim Jong Un cam kết sẽ hoàn thành việc phi nguyên tử bán đảo Triều Tiên, cũng như dự tính gặp gỡ Tổng Thống Trump.

"Chúng tôi, trong đó có ông Kim và tôi, đã đồng ý rằng cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 12 tháng 6 sẽ được tổ chức thành công và hành trình của chúng tôi để đạt được sự phi nguyên tử và hoà bình vĩnh cửu trên bán đảo Triều Tiên, không nên trì hoãn và chúng tôi đồng ý cộng tác lẫn nhau về chuyện nầy".

Ông Moon thấu hiểu rằng các chính phủ Bắc Hàn và Mỹ, có thể có những kỳ vọng khác biệt về ý nghĩa của vấn đề phi nguyên tử.

Ông thúc giục đôi bên hãy tiến hành cuộc họp, để giải quyết những dị biệt.

Trong khi đó, một phái đoàn Mỹ khác cũng đến Singapore, để chuẩn bị việc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh.

Các nhà phân tích tính chất, 'lúc có lúc không' của cuộc họp như một chuyến tàu lượn siêu tốc hay rollercoaster.
"Vì vậy phát triển kinh tế là chuyện tốt như là một cách thức đi đến tận cùng, thế nhưng ông Kim cảm thấy bị đe dọa khi mở cửa Bắc Hàn cho các thông tin bên ngoài cùng quyền tự do đi lại, rồi cánh cửa sẽ đóng lại", Euan Graham.
Giám đốc của Chương Trình An Ninh Quốc Tế tại viện Lowy là ông Euan Graham cho biết, thật khó để theo dõi tình hình.

"Vâng, cỗ xe chưa đạt đến cuối đường và tôi nghĩ còn nhiều khó khăn không tránh được".

"Đó là những lời cường điệu giữa Nam và Bắc Hàn và nay với đường lối của Mỹ nữa".

"Vì vậy nếu quí vị tiên đoán những điều không thể đoán trước được về phía Bắc Hàn, cũng như ít tiên đoán nổi về phía Mỹ thì có nhiều chuyện khó khăn nầy với tư cách là một nhà phân tích thời cuộc, bởi vì những quyết định như vậy thực sự tùy thuộc vào một người tuyên bố như thế nào".

"Do đó tôi nghĩ, chúng ta cần quan sát về viễn tượng lâu dài và những quyền lợi thiết yếu của các bên liên hệ để đạt được một sự phân tích đúng mức, còn đối với tôi chuyện đó vẫn là vấn đề cẩn trọng đối với vấn đề căn bản về phi nguyên tử hóa", Euan Graham.

Phía Hoa Kỳ đòi hỏi phái có chuyện tháo gỡ 'hoàn toàn, xác thực và không thể đảo ngược', về chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn.

Thế nhưng chính phủ tại Bình Nhưỡng đã bác bỏ việc đơn phương giải giới, trong những cuộc hội đàm bị thất bại trước kia và nói rằng, họ sẽ hủy bỏ kho vũ khí nếu Mỹ chịu rút quân khỏi Nam Hàn.

Tổng Thống Trump đã viết trên trang twitter rằng, Bắc hàn có một triễn vọng sáng sủa và sẽ là một cường quốc về kinh tế.

Thế nhưng ông Euan Graham nói rằng, có sự không tin cậy ở cả hai phía và có khả năng Bắc Hàn sẽ trở lại với các phương cách hướng nội.

"Các vũ khí nguyên tử là cần thiết cho sự an ninh của một chế độ và bất chấp những chuyện chúng ta đang nghe về việc phát triển kinh tế là mục tiêu ưu tiên đối với chế độ Bắc Hàn, thì sự an ninh cho chế độ là một màng lọc qua đó mọi quyết định phải được thông qua".

"Vì vậy phát triển kinh tế là chuyện tốt như là một cách thức đi đến tận cùng, thế nhưng ông Kim cảm thấy bị đe dọa khi mở cửa Bắc Hàn cho các thông tin bên ngoài cùng quyền tự do đi lại, rồi cánh cửa sẽ đóng lại", Euan Graham.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share