Israel tấn công Rafah, hy vọng đình chiến một lần nữa bị dập tắt

APTOPIX Israel Palestinians

Smoke rises following an Israeli airstrike east of Rafah, Gaza Strip, Monday, May 6, 2024. (AP Photo/Ismael Abu Dayyah) Source: AP / Ismael Abu Dayyah/AP

Israel cho biết họ đã tiến hành các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Hamas ở miền đông Rafah, sau khi kêu gọi dân thường sơ tán. Các hoạt động bắt đầu sau khi Hamas chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng bị Israel bác bỏ vì không đáp ứng được yêu cầu của họ.


Âm thanh ăn mừng ở Rafah, Gaza sau khi có thông tin Hamas đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn từ các nhà hòa giải Qatar và Ai Cập.

Nhưng viễn cảnh tạm dừng giao tranh không kéo dài được lâu.

Israel đã hạ thấp cơ hội ngừng bắn ở Gaza, nói rằng đề xuất được Hamas chấp nhận là một phiên bản nhẹ nhàng hơn của đề nghị của Ai Cập và bao gồm các yếu tố mà Israel không thể chấp nhận.

Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari cho biết tất cả các đề xuất thả con tin bị giữ ở Gaza sẽ được xem xét, nhưng hiện tại các hoạt động của lực lượng này sẽ tiếp tục.

"Chúng tôi xem xét mọi câu trả lời và trả lời một cách rất nghiêm túc và tìm mọi khả năng liên quan đến việc đàm phán để đưa các con tin trở về nhà của họ như một nhiệm vụ trọng tâm càng nhanh càng tốt, đồng thời chúng tôi tiếp tục các hoạt động của mình ở Dải Gaza và sẽ cứ tiếp tục như vậy."

Israel cũng cho biết sẽ cử một phái đoàn tới Cairo để đàm phán thêm.

Hoa Kỳ cho biết họ đang xem xét phản ứng của Hamas đối với thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin, nhưng từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào về những gì đã được thỏa thuận.

Tuy nhiên, phát ngôn Nhân Tòa Bạch Ốc John Kirby tiết lộ cho biết Giám đốc C-I-A William Burns đang ở khu vực này để thảo luận về đề xuất này.

"Tôi không muốn đứng ở bục này và nói điều gì đó có thể khiến quá trình rất nhạy cảm này gặp rủi ro lớn hơn. Hiện tại chúng tôi đang ở giai đoạn quan trọng. Chúng tôi đã nhận được phản hồi từ Hamas. Bây giờ, Giám đốc Burns đang giải quyết vấn đề đó, cố gắng đánh giá nó, làm việc với người Israel, ý tôi là, lạy Trời, các bạn cũng hiểu, tôi không biết liệu nó có trở nên nhạy cảm hơn lúc này hay không. Tthật tệ hại khi mà điều chúng ta có thể làm là suy đoán về những gì đang xảy ra. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của mình về các hoạt động ở Rafah rằng nó có thể khiến hơn một triệu người vô tội gặp nguy hiểm lớn hơn. Chúng tôi tiếp tục tin rằng thỏa thuận con tin là cách tốt nhất để tránh điều đó xảy ra trong khi vẫn bảo đảm thả những con tin đó an toàn. Và như tôi đã nói, những cuộc thảo luận đó vẫn tiếp tục."

Sự hồi đáp của Israel vào ngày hôm qua, ngày 6 tháng 5 cáo buộc Hamas không nghiêm túc trong việc đi đến một thỏa thuận đã được đón nhận trong sự thất vọng.

Những người biểu tình đã tập trung tại Tel Aviv để kêu gọi chính phủ Israel đồng ý với một thỏa thuận đưa các con tin từ Gaza về nhà.

“Chúng tôi ở đây để nói với chính phủ của mình rằng chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi họ đưa mọi người về nhà ngay bây giờ. Chúng ta cần một thỏa thuận để đưa họ về nhà và chấm dứt mọi đau khổ mà các con tin ở Gaza đang phải chịu đựng. Bây giờ, trước khi quá muộn.”

Ở Rafah, người dân cũng bày tỏ sự thất vọng tương tự trước việc Israel từ chối các điều khoản trong đề xuất.

Israel cho biết họ hiện đang tấn công các mục tiêu của Hamas ở phía đông Rafah, nơi họ đã yêu cầu khoảng 100.000 dân thường sơ tán từ hôm qua ngày 6 tháng 5.

Quân đội Israel cho biết đây không phải là một cuộc sơ tán trên diện rộng và những người sơ tán sẽ được chuyển đến các thành phố lều trại ở Khan Younis và al-Mawasi.

Nhưng những người Palestine ở Rafah, như Soumia Madi, nói rằng không có nơi nào an toàn để đi.

“Chúng tôi muốn đến al-Mawasi Khan Younis thì chúng tôi sẽ đi bằng cách nào? Chắc chắn là sẽ có lều trại ở đó không? Liệu chúng tôi sẽ bị di dời đến khu vực đó. Ở đó có an toàn như người ta nói không? Không có một nơi an toàn. Không có gì an toàn về nó cả. Không có nước. Nếu đến đó, bạn sẽ tìm thấy nước chứ? Chúng tôi sẽ tìm thấy thức ăn, sẽ có khí đốt? Liệu chúng tôi có thể chống chọi được với cơn mưa này từ trong lều không? Còn nếu trời nóng liệu có bị thiêu đốt ở trong lều, và thiêu đốt ở ngoài lều. Những gì đang xảy ra với chúng tôi thật đáng xấu hổ. Đáng xấu hổ, đáng xấu hổ, đáng xấu hổ. Tôi mong tiếng nói của tôi sẽ đến được với mọi quốc gia để họ có thể cảm nhận cùng chúng tôi. Các quốc gia bên ngoài, như Saudi, họ khác nhau. Để cảm nhận cùng chúng tôi, cảm nhận cùng chúng tôi chỉ một lần.”

Rafah chật cứng dân thường phải di tản.

Đã có áp lực quốc tế yêu cầu Israel không xâm lược, trong đó các nhà lãnh đạo nước ngoài kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không tiến hành cuộc tấn công.

Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine cho biết hậu quả sẽ rất tàn khốc đối với hơn một triệu người.

Share