Kết quả khảo sát xã hội Úc: Bạn có đang là người nghèo khó?

An Australian crowd

An Australian crowd Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Kết quả khảo sát về thu nhập gia đình và công việc (HILDA) cho biết tỷ lệ người nghèo ở Úc tăng lên và số hộ gia đình có một đầu lương cũng tăng. Thu nhập bao nhiêu thì xếp vào diện nghèo, và cách tính như thế nào?


Khảo sát hàng năm về hộ gia đình, thu nhập và lao động ở Úc (HILDA) bắt đầu vào năm 2001, theo dõi hơn 17,500 người.

Kết quả khảo sát ghi nhận được trong khoản thời gian từ giữa năm 2001 và 2017 cho thấy tình trạng nghèo ở Úc đang gia tăng trở lại sau vài năm suy giảm.

Năm 2017, thu nhập trung bình hàng năm sau khi trừ thuế là $ 80.000, ít hơn $ 500 so với 10 năm trước.

Tỷ lệ người sống dưới hạn mức nghèo khổ cũng tăng từ 9,6% lên 10,4. Hạn mức nghèo được quy định là những người có thu nhập chỉ bằng một nữa mức thu nhập bình quân của xã hội.

Roger Wilkins là Phó Giám đốc Khảo sát của HILDA.

"Cho đến gần đây, nhìn chung thì chúng ta đã tạo ra một sự thay đổi tích cực, đã có một số bước giảm nghèo ở đất nước này. Nhưng những kết quả khảo sát cho thấy trong vài năm gần đây đã có một sự gia tăng nhẹ về tình trạng nghèo đói. Chúng tôi hy vọng rằng đây chỉ là một sự gia tăng tạm thời chứ không phải là khởi đầu của một xu hướng dài hạn."

Kết quả này đưa ra tạo ra một yêu cầu đòi hỏi chính phủ liên bang tăng tỷ lệ tiền trợ cấp thất nghiệp Newstart cho nhũng người tìm việc, khi kết quả của cuộc khảo sát về Newstart đưa ra một ngày trước đó cho thấy nhiều người nhận trợ cấp thất nghiệp đang nhịn ăn và bỏ qua các tiện ích khác để có thể sống sót với nguồn trợ cấp ít ỏi $40/ngày.
Giáo sư Wilkins nói rằng ông có thể hiểu tại sao có những lời kêu gọi tăng tỷ lệ tiền trợ cấp.

"Hiện tại, nếu bạn ở trong diện nhận trợ cấp Newstart cả năm, bạn thực sự ở trong tình trạng khó khăn và nghèo khổ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có lý do chính đáng để yêu cầu nâng tiền Newstart đặc biệt là đối với những người ở lâu trong diện này."

Các phân tích cũng cho thấy từ năm 2001 đã có sự gia tăng đáng kể các hộ gia đình với hai vợ chồng nhưng chỉ có một đầu thu nhập.
Vào năm 2017 trong số các cặp vợ chồng tỷ lệ người vợ có thu nhập cao hơn chồng chỉ tăng có 3%.

Và trong thời gian đó các cặp vợ chồng đã thay đổi trọng tâm công việc đời sống và gia đình như thế nào dưới tác động của công việc lên đời sống gia đình họ?

Trong số hầu hết các cặp vợ chồng, ít nhất một người chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột giữa công việc và gia đình - khi những đòi hỏi của công việc tác động xấu đến cuộc sống gia đình.

Đồng tác giả cuộc nghiêncứu này, Inga Laß nói rằng sự bắt bình đẳng về giới tính đóng một vai trò trong chuyện này, nhìn vào số thời gian làm việc thì sẽ hiểu điều đó.

"Chúng tôi đã xem xét yếu tố đời sống và công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của họ như thế nào. Chúng tôi thấy rằng đối với các ông bố, sự xung đột giữa công việc và gia đình thường cao hơn so với các bà mẹ. Tuy nhiên, nếu khi nhìn vào số giờ làm việc của hai người: bố và mẹ có cùng giờ làm việc, thì bà mẹ lại chịu nhiều áp lực so với ông bố khi phải việc chu toàn giữa công việc và gia đình. Lý do là vì cùng một lúc, các bà mẹ làm nhiều việc không lương ở nhà như là làm việc nhà và chăm sóc con cái chẳng hạn."

Phụ nữ năm 2017 cũng có nhiều khả năng tham gia vào những gì cuộc khảo sát gọi là non-standard employment tức là những người làm việc bán thời gian và làm việc theo hợp đồng cố định hoặc thời vụ, và không nằm trong những việc làm tự do hay tự làm cho mình chẳng hạn.

Trong giai đoạn 16 năm từ 2001 đến 2017, tỷ lệ nam giới làm việc không chuẩn non-standard employment tăng từ 34 lên 37%.Đối với phụ nữ, con số này tăng từ 58 đến 61%. Inga Laß cho biết

"Chúng tôi thấy có nhiều phụ nữ làm việc hơn và nhiều phụ nữ đang tìm kiếm việc làm bán thời gian. Phụ nữ nhìn chung có nhiều khả năng có việc làm bán thời gian hay làm thời vụ. Và vì vậy, khi phụ nữ làm việc nhiều hơn, thì công việc bán thời gian cũng trở nên phổ biến hơn."

Báo cáo cũng cho biết phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn.

Từ năm 2001 thì tất cả các nhóm tuổi đều có một sự gia tăng đáng kể về bệnh trầm cảm và cũng như những chẩn đoán mắc chứng lo âu, nhưng tỷ lệ này cao nhất ở phụ nữ từ 15 đến 34 tuổi.

Giáo sư Wilkins nói rằng những con số đó đáng quan tâm tuy nhiên theo một chiều hướng khác.

"Đây không hẳn hoàn toàn là một tín hiệu xấu, bởi vì hiện nay các điều kiện chẩn đoán tốt hơn nên có nhiều người được chẩn đoán hơn so với trước kia, tỷ lệ bệnh có thể vì vậy mà được ghi nhận cao hơn. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà người bệnh thực sự tìm kiếm được sự giúp đỡ, và họ có thể đang điều trị bệnh."

Năm 2017, một trong bốn cặp vợ chồng Úc thì có một người sinh ra ở nước ngoài.

Inga Laß nói rằng sự phổ biến của các mối quan hệ như vậy cho thấy Úc đang nắm lấy sự đa dạng.

"Úc đã trở nên đa dạng hơn nhiều trong những thập niên gần đây. Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy mọi ngườilập gia đình và làm bạn với mọi người từ mọi nguồn gốc văn hóa. Tôi nghĩ đó là một tín hiệu tốt cho một xã hội Úc cởi mở."

Những người trẻ ở Úc cũng sống với bố mẹ lâu hơn. Khoảng 50% những người từ 18 đến 29 tuổi hiện đang sống cùng bố mẹ.

Đối với đàn ông, mức này tăng khoảng 7% - nhưng đối với phụ nữ, đó là mức tăng khoảng 17%.

Một số nhà phân tích nói rằng những người trẻ tuổi đang vật lộn để có được công việc toàn thời gian và cảm thấy khó khăn để theo kịp với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share