Kinh tế thế giới có nguy cơ sụp đổ vì covid-19

Coronavirus Fears Reverberate Across Global Economy

Source: The New York Times

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

"Chúng tôi nhận ra rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ không làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Nó sẽ không khắc phục được chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn. Chúng tôi không nghĩ rằng mình có tất cả các câu trả lời, nhưng chúng tôi tin rằng hành động này sẽ cung cấp một sự thúc đẩy có ý nghĩa cho nền kinh tế.”


Việc hạ lãi suất xuống mức thấp mới trong lịch sử là một động thái khẩn cấp được thiết kế để hạn chế mối đe dọa kinh tế toàn cầu của coronavirus, còn được gọi là COVID-19.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông Jerome Powell nói rằng quyết định này sẽ cắt lãi suất chính xuống 0,5% còn khoảng từ 1% tới 1.25%.

"Chúng tôi nhận ra rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ không làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Nó sẽ không khắc phục được chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn. Chúng tôi hiểu điều đó.

Chúng tôi không nghĩ rằng mình có tất cả các câu trả lời, nhưng chúng tôi tin rằng hành động này sẽ cung cấp một sự thúc đẩy có ý nghĩa cho nền kinh tế.

Cụ thể hơn, nó sẽ hỗ trợ các điều kiện tài chính phù hợp và tránh việc thắt chặt các nguy cơ tài chính, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế."

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết sự bùng phát của coronavirus đã tạo ra sự suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước.

Ông Powell nói rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp ích cho nền kinh tế Mỹ.

“Chúng tôi bắt đầu thấy những ảnh hưởng đối với ngành du lịch và lữ hành. Chúng tôi đang lắng nghe những lo ngại từ các ngành kỹ nghệ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và sự tồn tại của các tác động tổng thể đối với nền kinh tế vẫn không chắc chắn và tình hình vẫn còn lỏng lẻo.”

Chủ tịch Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nói rằng nền kinh tế Mỹ không phải là thị trường duy nhất bị gián đoạn.
Tôi muốn thấy lãnh đạo của Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ phải tiên phong, thay vì bị kẻ khác dẫn trước.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đang yêu cầu các đối tác châu Âu từ Nhóm G7  phải thể hiện sự linh hoạt và thống nhất.

"Tôi nghĩ rằng thông điệp mà các quốc gia trong nhóm G7 sẽ gửi đến công chúng trong vài giờ nữa là một điều thiết yếu. Điều này cho thấy quyết tâm của bảy quốc gia phát triển nhất thế giới trong việc giải quyết vấn đề trực tiếp, một cách nhanh chóng với những phản ứng mạnh mẽ."

Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho biết họ sẵn sàng giúp các quốc gia đối phó với những thách thức kinh tế do coronavirus gây ra.

Qũy này đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi hợp tác quốc tế.

Trong tuần này, Úc đạt mức lãi suất thấp kỷ lục sau khi Ngân hàng trữ kim cắt giảm lãi suất tiền mặt xuống còn 0.5%.

Nhà kinh tế trưởng của RBC Capital, Su-Lin Ong đã nói với ABC rằng coronavirus đang thúc đẩy quá trình ra quyết định này.

"Thực sự chúng tôi muốn nghĩ cách giải quyết và cố gắng giảm thiểu một số rủi ro đối với sự phát triển trong nước và toàn cầu từ virus covid-19. Đó thực sự là mục tiêu mà các chính sách hướng tới."

Tuy nhiên ông Trump muốn giảm lãi suất hơn nữa, điều mà theo ông sẽ giúp cho Mỹ cạnh tranh với phần còn lại của thế giới.

"Tiền tệ của họ bị cắt giảm đến một mức nào đó và các nước đã cắt giảm lãi suất, họ đang đánh cược bằng tiền tệ của họ và chúng ta sẽ không làm điều này. Mỹ không làm điều đó. Chúng ta theo đuổi một phương thức khác đang diễn ra "

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau quyết định cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump nói rằng Mỹ rất mạnh nhưng gặp bất lợi khi xuất khẩu sản phẩm ở nơi khác nếu lãi suất quá cao.

"Các quốc gia khác thích điều đó, tôi hoàn toàn không thích .Vì vậy, tôi muốn thấy lãnh đạo của Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ phải tiên phong, thay vì bị kẻ khác dẫn trước."

Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết hội đồng quản trị  có thể làm nhẹ các chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương Úc là ngân hàng đầu tiên sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có các phản ứng với virus.

Lãi suất đã được cắt giảm ba lần vào năm ngoái khi RBA cố gắng tái khởi động một nền kinh tế Úc đang trì trệ, đang trong giai đoạn suy thoái nhà ở, với việc xây dựng khu dân cư sụt giảm sau khi ghi nhận kỷ lục bùng nổ trong ngành xây dựng.

Trong bối cảnh kinh tế không ổn định, thói quen chi tiêu đã thay đổi khi khách hàng bắt đầu mua hàng với số lượng lớn.

Chuỗi siêu thị Woolworths đã công bố giới hạn số lượng giấy vệ sinh mà người tiêu thụ được phép mua  sau khi doanh số tăng đột biến.

Woolworths cho biết giới hạn bốn gói sẽ giúp bảo đảm mức tồn kho khi các nhà cung cấp tăng sản lượng. 


Share