Dự luật Dẫn độ đã "chết", nhà lãnh đạo Hong Kong cầu xin được tha thứ

Hong Kong Chief Executive Carrie Lam pauses during a press conference in Hong Kong, Tuesday, July 9, 2019.

Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

“Lời cầu xin chân thành của tôi với người dân, xin vui lòng cho chúng tôi cơ hội, thời gian, vị trí, để chúng tôi đưa Hong Kong ra khỏi tình trạng bế tắc hiện tại."


Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi của thành phố nảy đã chết, khi bà cố gắng dập tắt một cuộc nổi dậy chính trị ngày một leo thang.

Dự luật này đã gây ra nhiều tuần bất ổn về chính trị, những người phản đối nói rằng tuyên bố của nhà lãnh đạo Carrie Lam là không đủ và kêu gọi bà từ chức.

Dự luật dẫn độ, vốn sẽ cho phép người dân ở Hong Kong bị đưa đến Trung Quốc để đối mặt với phiên tòa do tòa án của Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát, đã gây ra những cuộc biểu tình dữ dội trên đường phố, khiến cho thành phố, thuộc địa cũ của Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Bây giờ nhà lãnh đạo Carrie Lam đã tuyên bố dự luật này sẽ không được tiến hành.

 “Hiện nay vẫn còn những nghi ngờ dai dẳng về sự trung thành của chính phủ với người dân Hong Kong hoặc lo lắng liệu chính phủ có khởi động lại tiến trình này với hội đồng lập pháp hay không. Tôi xin được nhắc lại ở đây, không có kế hoạch nào như vậy nữa, dự luật dẫn độ đã chết”.

Trước đó Bà Lam thừa nhận việc chính phủ đưa ra dự luật này là một sự thất bại hoàn toàn, nhưng không khẳng định luật dẫn độ sẽ được rút lại.

 “Lời cầu xin chân thành của tôi là, xin vui lòng cho chúng tôi cơ hội, thời gian, vị trí, để chúng tôi đưa Hong Kong ra khỏi tình trạng bế tắc hiện tại."

Các cuộc biểu tình đã nổ ra sau khi dự luật dẫn độ được đưa ra vào tháng 2, với lo ngại kế hoạch dẫn độ sẽ đe dọa hệ thống pháp lý hiện tại của Hong Kong.

Một triệu người đã xuống đường vào một tháng trước, với những cuộc đụng độ dữ dội nổ ra khi chính phủ cố gắng thông qua dự luật này lần thứ hai.

Vào tháng 6, bà Lam đã trả lời sự phẫn nộ của người dân bằng cách tạm thời đình chỉ dự luật, thế nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục nổ ra mạnh mẽ với hai triệu người xuống đường

Từ viện nghiên cứu Lowy, ông Ben Ben Bland nói rằng bà Lam đang tuyệt vọng trong việc chứng minh với Trung Quốc rằng bà có thể giải quyết tình huống này.
“Hiện nay vẫn còn những nghi ngờ dai dẳng về sự trung thành của chính phủ với người dân Hong Kong hoặc lo lắng liệu chính phủ có khởi động lại tiến trình này với hội đồng lập pháp hay không. Tôi xin được nhắc lại ở đây, không có kế hoạch nào như vậy nữa, dự luật dẫn độ đã chết”. Carrie Lam
“Carrie Lam rõ ràng đang cố gắng làm dịu căng thẳng ở Hong Kong và cho Trung Quốc thấy rằng bà ấy có thể giải quyết vấn đề mà thành phố phải đối mặt ngay bây giờ. Thế nhưng phản ứng ban đầu từ sinh viên và những nhà hoạt động dân chủ cho thấy những gì bà ấy cam kết là không đủ."

Người phát ngôn của tổ chức xã hội dân sự Civil Human Rights Front Bonnie Leung vẫn hoài nghi về việc dự luật đã bị hủy bỏ.

"Bà ấy vẫn từ chối nói từ rút lại. Dự luật dẫn độ được đưa ra Hội đồng Lập pháp là một thủ tục pháp lý rất hợp pháp, rất chính thức về mặt pháp lý. Tuy nhiên, bà ấy chỉ nói rằng dự luật này đã chết."

Các đối thủ chính trị đang kêu gọi bà từ chức.

Nhà lập pháp ủng hộ nền dân chủ Claudia Mo nói rằng bà Lam cần mở một cuộc đối thoại với người biểu tình để tìm cách tiếp tục vai trò của mình, hoặc từ chức.

"Bà ấy đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng niềm tin rất lớn trong chính quyền Hong Kong. Thực sự đã đến lúc bà ấy nên giải tán hoàn toàn cái gọi là Hội đồng điều hành của mình và cố gắng mang đến cho người dân Hong Kong một diện mạo mới mẻ hơn."

Họ cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về hành vi của cảnh sát trong các cuộc biểu tình, nhưng điều này cũng đã bị từ chối.
"Bà ấy đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng niềm tin rất lớn trong chính quyền Hong Kong. Thực sự đã đến lúc bà ấy nên giải tán hoàn toàn cái gọi là Hội đồng điều hành của mình và cố gắng mang đến cho người dân Hong Kong một diện mạo mới mẻ hơn." Claudia Mo
Trung Quốc đã gọi hành động này là "một thách thức không thể chối cãi" đối với mô hình "một quốc gia, hai chế độ ", đã tồn tại từ khi Hong Kong được người Anh trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Nhà hoạt động và ca sĩ Denise Ho đã nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc rằng hệ thống này đã không còn tồn tại.

“Sáu nhà lập pháp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, thực thi việc bắt cóc những nhà hoạt động dân chủ và bỏ tù các nhà hoạt động, đây là bằng chứng cho thấy sự siết chặt của chính quyền Trung Quốc. Quyền bầu cử phổ quát thực sự vẫn không tồn tại. Với một đặc khu trưởng do Bắc Kinh bổ nhiệm và kiểm soát, Trung Quốc đang ngăn chặn nền dân chủ của chúng ta bằng mọi giá”.

Nhà nghiên cứu chính trị Ben Bland từ Viện Lowy cho biết bất chấp những nỗ lực của bà Lam trong việc mở cuộc đối thoại với người biểu tình, Trung Quốc khó có thể đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào đối với Hong Kong, bởi vì phong trào này sẽ truyền cảm hứng cho các hoạt động ly khai ở các khu vực khác dưới sự kiểm soát của họ.

“Bà ấy đã chấp thuận một vài vấn đề kinh tế và chính trị ở đây, thế nhưng câu hỏi là bà Lam có khả năng thực sự cung cấp thêm đặc quyền nào nữa không? Bắc Kinh sẽ có bao nhiêu thẩm quyền trong việc cho phép bà Lam đưa ra những nhượng bộ hơn nữa cho phong trào dân chủ ở Hong Kong và tôi nghi ngờ câu trả lời là không nhiều.”

Người biểu tình thề sẽ tiếp tục các cuộc xuống đường vào cuối tuần này.

Share