Làm gì nếu bị bạo hành gia đình trong lúc chờ xét thường trú?

could_the_coronavirus_pandemic_see_more_people_suffer_from_domestic_violence

Source: EyeEm

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Năm ngoái chính phủ Úc đã cấp gần 40 ngàn visa kết hôn, nhưng sống xa nhà trong lúc chưa được thường trú, một số người gặp không ít khó khăn. Chưa kể nhiều người không biết kêu cứu với ai nếu chẳng may rơi vào tình cảnh bị bạo hành gia đình.


Simranjit Kaur rất vui trong ngày cưới. “Mọi người con gái đều trông chờ cái ngàh đặc biệt đó."

Làm đám cưới xong cô thật mãn nguyện khi lấy được một người chồng lý tưởng.

“Anh ấy chăm sóc tôi rất chu đáo. Lúc mới quen nhau anh ấy nói sẽ làm cho tôi luôn hạnh phúc, tôi nghĩ anh ấy là một người tốt.”

Hai người gặp nhau ở Ấn Độ, hai gia đình quen biết nhau từ trước. Họ nhìn rất đẹp đôi. Chồng của Simranjit là công dân Úc nên bảo lãnh cô qua Úc theo diện kết hôn. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Simranjit đặt chân đến Úc.

“Anh ấy muốn kiểm soát tôi. Tôi phải làm bất kỳ cái gì anh ấy muốn, giống như phải lau chùi nhà từ sáng đến chiều. Tôi phải nấu nướng cho bạn bè của anh ấy và tối nào cũng phải chìu anh ấy trên giường. Anh ấy không cho tôi đi làm nên tôi không có tiền để mua cái gì tôi thích. Tôi cảm thấy bế tắt chỉ còn biết khóc và cầu xin Thượng Đế giúp tôi. Có lúc tôi muốn chết cho rồi.”

Ở Úc 1/6 phụ nữ và 1/10 nam giới bị bạo hành gia đình, thể xác hay tình dục, dưới tay bạn đời của mình. Nhưng chúng ta không biết có bao nhiêu trong các nạn nhân đã di dân qua Úc theo diện kết hôn và bị người bảo lãnh họ bạo hành. Nhân viên xã hội Jatinder Kaur giúp đỡ những nạn nhân như cô Simranjit.

"Theo luật di trú hiện hành, chồng là người bảo lãnh chính vì vậy nếu có gì anh ta không hài lòng trong nhà, anh ta có thể đe dọa người vợ rằng anh ta sẽ hủy visa, sẽ hủy hồ sơ bảo lãnh." 

Không rành tiếng Anh, không biết luật ở Úc, các nạn nhân của bạo hành gia đình này không biết phải kêu cứu với ai. Họ sợ bị đuổi về nước. Họ không muốn làm xấu hổ gia đình ở quên nhà. Nhân viên xã hội Jatinder Kaur cho biết luật di trú có điều khoản bảo vệ người bị bạo hành gia đình nhưng thủ tục nộp đơn để được cứu xét khá phức tạp.

"Bạn phải xin án lệnh của tòa, hoặc có bằng chứng y khoa, hay lời khai của các nhân chứng, vì vậy rất nhiêu khê cho nạn nhân chuẩn bị hồ sơ để thuyết phục được bộ Di trú rằng họ thực sự là nạn nhân của bạo hành gia đình.”

Mới đây luật di trú đã thay đổi qua đó hạnh kiểm của người bảo lãnh sẽ được xác định trước và nếu ai có tiền án bạo hành sẽ không được phép bảo lãnh người khác qua Úc theo diện kết hôn.

Chen Yanhong là một trường hợp khác, nạn nhân của người chồng thứ hai. Nay bà đã được thường trú nhờ sự giúp đỡ các nhân viên xã hội.  

"Tôi cứ nhớ con tôi nói ở trong khách sạn tốt quá khi chúng tôi được cho ở tạm và được cho lương thực quần áo và tem phiếu. Thậm chí cảnh sát cũng cho hai mẹ con tem phiếu để có muốn mua sắm gì."

Bà Chen khuyên nạn nhân của các ông chồng bạo hành hãy can đảm tim sự trợ giúp chứ đừng cắn răng chịu đựng.  

"Tôi cảm thấy đất nước này thật tốt, mọi người, hầu hết mọi người đều có lòng hảo tâm thương người và giúp đỡ người khác một cách rất chuyên nghiệp.”

If you or someone you know is affected by sexual assault, domestic or family violence, call 1800RESPECT on 1800 737 732 or visit 1800respect.org.au. In an emergency, call 000.


Share