Lãnh đạo tôn giáo Úc phản đối vắc-xin coronavirus của Đại học Oxford

Archbishop Makarios

Archbishop Makarios is among three Christian religious leaders who sent a letter to the prime minister objecting to the Oxford vaccine Source: Facebook/Agio Dimitri Greek Orthodox Church - Moonee Ponds

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ba lãnh đạo tôn giáo ở Úc đã bày tỏ lo ngại rằng vắc-xin coronavirus đã gây ra sự tranh cãi về mặt đạo đức do việc phát triển vắc-xin của Đại học Oxford đã sử dụng dòng tế bào phôi thai người.


Tổng giám mục Anh giáo ở Sydney đã cảnh báo ông sẽ tẩy chay vắc-xin coronavirus đang được Đại học Oxford nghiên cứu phát triển vì đã sử dụng tế bào phôi thai người.

Trong khi nước Úc đang hi vọng loại vắc-xin do Đại học Oxford phát triển sẽ sớm có mặt trên thị trường, thì vị tổng giám mục Glen Davies lại bày tỏ quan ngại rằng vắc-xin sẽ gây ra tranh cãi về mặt đạo đức.

“Đây là một vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức, khi mà việc phát triển vắc-xin lại được thực hiện bằng cách phá hủy cuôc sống của một con người. Tôi cho rằng việc lấy tế bào từ một bào thai là điều sai trái. Bất kể người đó có niềm tin với Chúa hay không thì đó cũng là sự phạm tội, đây là lời dạy trong Kinh thánh và tôi muốn tôn vinh lời dạy đó.”

Hôm thứ Hai vừa qua, để trả lời trực tiếp về vấn đề này, phó ban y tế Nick Coatsworth cho biết vắc-xin coronavirus đã có những quy định về mặt đạo đức rất nghiêm ngặt quanh việc sử dụng các tế bào của con người.

Tổng giám mục Davies nói ông sẽ đợi đến khi có loại vắc-xin thứ hai nếu như vắc-xin có mặt đầu tiên là của Đại học Oxford.

Quan điểm của ông được các lãnh đạo nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo Hy Lạp đồng tình, và họ đã thảo một bức thư đến Thủ tướng Úc bày tỏ sự quan ngại của mình.

Trong thư có viết “nếu vắc-xin được phát triển thành công, thì nó sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong lương tâm ở một bộ phận người dân Úc.”

Các lãnh đạo nhà thờ cũng đang muốn chính phủ cam kết rằng việc tiêm vắc-xin sẽ không bắt buộc.

Họ cũng muốn bảo đảm rằng sẽ không ai bị ép buộc phải kê đơn, hoặc buộc đồng ý sử dụng vắc-xin và đó phải là ‘vắc-xin không gây tranh cãi về mặt đạo đức’.

Thế nhưng theo lời Tiến sĩ Gaetan Burgio đến từ Đại học Quốc gia Úc, thì việc sử dụng tế bào bào thai là một cách phổ biến trong nghiên cứu y khoa, và nó đã được sử dụng từ cách đây 50 năm.

Các tế bào lấy bào thai có lựa chọn đã được sử dụng từ những năm 1960 trong việc phát triển vắc-xin cho bệnh rubella, bệnh thủy đậu, viêm gan A và bệnh giời leo.

Tế bào này cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu điều trị các bệnh như băng huyết, thấp khớp, viêm khớp và xơ nang.

“Dòng tế bào này đã được sử dụng để phát triển vắc-xin, trong nghiên cứu gien, trong các ứng dụng nghiên cứu, và đây là dòng tế bào được sử dụng phổ biến nhất trong các phòng thí nghiệm trên thế giới.”

Và hầu hết các lãnh đạo tôn giáo ở Úc cũng nói rằng không hề có tình trạng gây tranh cãi về mặt đạo đức đối với vắc-xin coronavirus, trong đó có Giáo sỹ Do thái Ben Elton

 “Chúng tôi rất vui mừng khi có bất cứ điều gì có thể cứu mạng người, cho nên chúng tôi đang trông đợi sự phát triển của một loại vắc-xin an toàn và đáng tin cậy để giúp chúng ta vươt qua dịch bệnh. Chừng nào cuộc nghiên cứu được thực hiện theo tiêu chuẩn phù hợp về mặt đạo đức và khoa học, thì chúng tôi sẽ rất vui mừng đón nhận nó từ bất cứ phòng thí nghiệm nào.”
Great Synagogue Chief Minister and Senior Rabbi Ben Elton says he would welcome the Oxford coronavirus vaccine if successful.
Great Synagogue Chief Minister and Senior Rabbi Ben Elton says he would welcome the Oxford coronavirus vaccine if successful. Source: SBS News
Và tương tự đối với Chủ tịch Hội đồng tôn giáo Hindu ở Úc, Prakash Mehta

“Những người Hindu không có vấn đề gì trong việc chấp nhận vắc-xin, vì điều họ quan tâm duy nhất ở đây là vắc-xin phải trải qua những cuộc thử nghiệm phù hợp.”

Chủ tịch Hội đồng giáo sỹ Hồi giáo Quốc gia Bilal Rauf cho biết không hề có mâu thuẫn lợi ích trong cộng đồng Hồi giáo, nhưng họ sẽ xem xét thêm khi cần

“Hiện tại tập trung chính là tìm cách bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người. Theo quan điểm của Hội đồng Hồi giáo Quốc gia, thì nên có một cơ quan tôn giáo để rà soát và bày tỏ quan điểm về những vấn đề tương tự. Nhìn chung là có sự chấp thuận các phương pháp và quy trình để bảo đảm an toàn cho con người trong đó có việc sử dụng vắc-xin, nhưng đối với từng loại vắc-xin thì cần xem xét kỹ hơn.”

Thử tướng Scott Morrison, người có đức tin bảo thủ, nói trong một thông cáo rằng ông tôn trọng quan điểm của cộng đồng tôn giáo

Ông Morrison cũng nói có niềm tin vào vắc-xin do Đại học Queensland phát triển cũng sẽ sớm có mặt, loại vắc-xin không chứa dòng tế bào phôi thai.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share