Luật lệ quanh ta (Bài 23) Phát hiện chương trình dạy nghề lừa đảo

Phoenix Institute of Australia, Queen Street in Melbourne

Phoenix Institute of Australia, Queen Street in Melbourne Source: Sydney Morning Herald

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việc kinh doanh những chương trình huấn nghệ, đào tạo nghề- vocational education, hiện đang bị lợi dụng, trở thành ngành kỹ nghệ hốt bạc tại Úc.


Một vốn bốn lời

Một người đàn ông trẻ trông có vẻ học thức, đạo mạo tên là Nikhil Talwar đang tuyển dụng nhân viên kinh doanh cho văn phòng của hắn ta.

“Các anh các chị có muốn kiếm một núi tiền mà chỉ cần ngồi chơi xơi nước không. Cứ kiếm 10 khách hàng mỗi tuần, mỗi người đăng ký dịch vụ thì anh chị được $800. Như vậy là có $8000 một tuần, $32.000 mỗi tháng, dễ như trở bàn tay”, Nikhil Talwar nói.

Không phải bất động sản, không phải xe hơi. Nikhil Talwar là chủ một công ty ở Footscray, Victoria để bán các chương trình huấn nghệ, các khóa dạy nghề- vocational education. Đây là ngành kỹ nghệ hốt bạc, đang làm giàu cho rất nhiều kẻ kinh doanh dựa trên niềm tin, sự thơ ngây của người khác và móc túi hàng triệu người thọ thuế ở Úc.

, là một chương trình hỗ trợ về tài chính của chính phủ cho công dân Úc, hoặc những người có thường trú đáp ứng một số điều kiện nhất định, được theo học các chương trình đào tạo nghề hoặc huấn nghệ để lấy các chứng chỉ nghề certificate 3,4 hoặc bằng diploma.

Số tiền được chính phủ cho mượn có thể lên đến $99,389 cho một sinh viên vào năm 2016, với những người theo học một số ngành nghề nhất định như nha sĩ, dược sĩ hoặc các khóa học về ngành thú y.
Law and you
Số tiền chính phủ cho vay theo chương trình VET FEE HELP tăng lên chóng mặt Source: SMH
Sinh viên phải trả khoản vay này của chính phủ khi thu nhập của họ ở trên mức $54,126 trong năm tài chính 2015-2016 và $54,869 trong năm tài chính 2016-2017.

Lợi dụng lỗ hổng trong việc cho sinh viên vay tiền của chính phủ, những kẻ bất lương đang rao bán các khóa học trực tuyến và làm giàu nhanh nhất có thể.

Đăng ký học, nhận ngay Ipad và laptop miễn phí

Những trung tâm cung cấp các khóa đào tạo nghề ngắn hạn mọc lên như nấm sau mưa, kèm theo một đội ngũ hùng hậu chuyên đi gỏ cửa từng nhà hoặc gọi điện cho từng cá nhân để bán hàng.

Tấm bằng chứng nhận, chứng chỉ trở thành món hàng được bán với giá hời.

Bộ trưởng liên bang, ông Simon Birmingham trả lời phỏng vấn với tờ Sydney Morning Herald: “Hệ thống VET fee help được quy định rất dễ dàng cho bọn lừa đảo và bất lương lợi dụng”.

Mánh khóe mà những kẻ này đưa ra là khuyến dụ khách hàng đăng ký các khóa học trên mạng và tặng kèm ipad hoặc máy tính xách tay miễn phí để học. Những người này sau đó vay tiền chính phủ để trả các khoản phí cho quá trình học, nhưng thực tế chẳng thu nạp được kiến thức gì cả.

Những đối tượng thường bị lừa là những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và bị quyến rũ bởi việc có được một chiếc máy vi tính hoặc ipad “miễn phí”.
Law and you
Những chiếc laptop trong một chiếc xe của người bán khóa dạy nghề chở đến nhà cho sinh viên Source: SMH
Bộ trưởng Liên bang, ông Simon Birmingham đã giới thiệu một số cải cách vào năm ngoái, trong đó cấm các nhân viên bán  các khóa dạy nghề cung cấp cấp máy tính xách tay miễn phí hoặc iPad cho những người đăng ký vào các khóa học.

Sáu tháng sau khi đổi luật, người bán hàng vẫn đưa máy tính xách tay miễn phí ra làm mồi câu với sinh viên, nhưng bọn chúng nói rằng sinh viên chỉ được mượn và phải trả sau khi hoàn thành khóa học.
“Học trực tuyến đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như đọc viết, sử dụng máy tính thành thạo, có khả năng tự học và quản lý thời gian tốt. Những kỹ năng này thường không phổ biến ở những sinh viên theo học các khóa dạy nghề và mượn tiền của chính phủ theo chương trình VET fee help”, ông Bruce chia sẻ.
Vụ lừa đảo đã xảy đến với hai vợ chồng ông bà Arthus và Jacinda Easthm, sống tại Euroa, cả hai đều bị thiểu năng trí tuệ.

Một nhân viên bán hàng của Phoenix Melbourne Institute, một trường học mà công ty của Nikhil Talwar hiện làm đại diện gõ cửa nhà họ để bán các khóa học nghề.

Trong phòng khách, kẻ này cung cấp cho họ một máy tính xách tay miễn phí và bài kiểm tra trình độ miễn phí. Họ phải vật lộn với các bài kiểm tra viết và làm toán.

Chẳng bao lâu, các thủ tục giấy tờ đã được thực hiện, và bà Jacinda Easthm đã được ghi danh theo học một văn bằng về giáo dục trẻ mầm non.

Các nhân viên bán hàng cố gắng để ép buộc ông Arthur ghi danh, trong khi ông năm nay đã 56 và bị chứng khó đọc chữ. Cuối cùng ông đăng ký học một văn bằng kinh doanh tại Phoenix College mà không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Ông Arthus chia sẻ:“Tôi nói với họ tôi mắc chứng khó đọc nhưng họ không hề quan tâm mà cứ lo soạn thảo hợp đồng”.

Ông Bruce Mackenzie, trước đây là hiệu trưởng của trường Holmesglen TAFE, hiện là người đang tiến hành rà soát đối các chương trình đạo tạo của chính phủ tiểu bang Victoria cho biết ngay cả những sinh viên tài năng nhất phải cố gắng lắm mới có theo được các khóa học trực tuyến.

Chính phủ kỳ vọng sẽ nhận lại 4 tỷ đô la đã cho sinh viên vay mượn để theo học các khóa huấn nghệ. Thế nhưng điều này xem chừng rất khó khăn.

Người Việt cũng tham gia

Tại miền Tây Melbourne, những tay săn mồi nhắm vào những người nhập cư mới, không nói tiếng Anh tốt, học thức thấp và chưa hiểu biết về quy trình vay mượn tiền của chính phủ.

Trong một phiên điều trần gần đây về các vụ lừa đảo các khóa học nghề, một người gốc Việt đã bị cáo buộc lừa 7 sinh viên Việt Nam khác theo học một khóa học lấy bằng kinh doanh, bằng cách tiếp cận với họ ở các trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Nhiều sinh viên đăng ký các khóa học mà cũng không hiểu rõ sẽ học gì và quy trình ra sao.

Thị trường lao động ngày một đi xuống với những người có tấm bằng chăm sóc người cao niên và trẻ em aged care and child care nhưng không hề có kỹ năng thật sự.
“Nhiều người đến các tiệm nail nói với chủ nhân và nhân viên rằng có muốn lấy bằng cấp không, chỉ cần ký tên vào hợp đồng là họ sẽ cung cấp bằng miễn phí. Nhưng kỳ thực họ đã ký giấy vay nợ chính phủ khoản tiền đó mà không biết. Cuối cùng được cấp bằng nhưng chẳng học hành gì cả”, luật sư Đức Minh kể lại.
Quy trình này hoạt động ra sao? Chính phủ trả cho các trường dạy nghề $18,000 cho mỗi khóa học, các trường này trả cho những kẻ môi giới là các công ty  $5000 mỗi sinh viên. Những công ty môi giới đại diện cho các trường học, sẽ trả cho người bán $800-$1000 cho mỗi sinh viên đăng ký và số tiền $5000 đó quá hời để mua một cái laptop hay Ipad. Sau đó các trường học sẽ lấy lại được tiền từ chính phủ. Người mắc nợ chương trình VET fee help chính là sinh viên.
Law and you
Cách thức mà những công ty cung cấp dịch vụ "giáo dục ma" hoạt động để lừa đảo Source: SMH
Luật sư Lê Đức Minh, thuộc văn phòng luật Independent Lawyer cho SBS biết đây là một hành vi phạm tội hình sự và sẽ bị bộ tư pháp truy tố trước pháp luật.

“Khi một người ký tên vào hợp đồng đăng ký khóa học, họ đã chịu trách nhiệm trước pháp luật về chữ ký của mình và tất nhiên cũng ràng buộc các món nợ với chính phủ. Trong trường hợp ký hợp đồng mà người ký không tỉnh táo về tâm thần hay không đủ tư cách pháp nhân, hợp đồng có thể bị vô hiệu lực nhưng người ký phải tìm đủ bằng chứng để chứng minh”.

Ông đưa ra lời khuyên khi phát hiện ra mình bị lừa đảo tham gia các khóa học không bảo đảm chất lượng, cần liên lạc ngay với chính phủ và nơi đăng ký học

“Việc đầu tiên phải làm là rút đơn và chấm dứt khóa học ngay. Nếu như họ không biết mà cứ tiếp tục theo khóa học này, người đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số nợ với chính phủ”.

Úc đang rất quan tâm đến các chương trình cho vay đào tạo và huấn nghệ, vì số sinh viên ra trường kiếm được tiền lương trẹn $54,000/năm rất thấp.

Luật sư Đức Minh cho biết đã có một số người Việt tham gia vào việc kinh doanh này và bị bắt. Ông cho biết trong quá trình tư vấn cho nhiều thân chủ, đã phát hiện ra việc cung cấp khóa đào tạo học làm nail bị lạm dụng để lừa tiền.

Kinh nhiệm cho những ai dự định học các khóa đào tạo nghề

Những gì nên LÀM 

•Dọ hỏi nhiều nơi để tìm khóa học phù hợp

•Hỏi về toàn bộ phí tổn của khóa học và phương thức trả tiền

•Kiểm tra với National Register (Dữ liệu Đăng ký Toàn quốc) về các khóa Vocational Education and Training (Giáo dục và Đào tạo Huấn nghệ) (VET) tại www.training.gov.au để xem cơ quan cung ứng đào tạo đã có đăng ký để cung ứng khóa học hay không

•Hãy kiểm tra xem cơ quan cung ứng đào tạo đã được chuẩn nhận để cung ứng chương trình cho vay đối với học viên VET FEE-HELP (GIÚP ĐỠ LỆ PHÍ VET) hay không, tại trang mạng

•Kiểm tra các tuyên xưng của họ về việc khóa học ‘miễn phí’ hoặc ‘được Chính quyền tài trợ’, để tránh kết cục là bạn bị mắc nợ

•Kiểm tra các yêu cầu về lệ phí vay mượn, tiền lãi và việc trả nợ

•Đọc hợp đồng một cách cẩn thận, kiểm tra các điều kiện và lệ phí đối với việc hủy bỏ

•Hỏi về thời gian ‘suy nghĩ lại’ (còn gọi là ‘census dates’ [ngày kiểm kê]) đối với các khóa VET FEE-HELP), về việc hủy bỏ và bồi hoàn tiền.

Những gì KHÔNG nên làm

•Đừng ký kết ‘ngay tại chỗ’ vào một khóa học đào tạo nếu ai đó khuyến dụ bạn

•Đừng để bị lừa gạt về các khuyến thưởng ‘miễn phí’ như iPad hoặc vi tính xách tay

•Đừng để bị áp lực vì các lời rao như: giá cả ‘chỉ áp dụng trong thời gian có hạn’ 

•Đừng cung cấp các chi tiết cá nhân, chẳng hạn như danh số hồ sơ thuế (tax file number) của bạn trừ khi bạn đã thực hiện tất cả các kiểm tra và quyết định ghi danh.

Hủy bỏ việc ghi danh khóa học VET 

Nếu bạn muốn hủy bỏ một khóa đào tạo không trực thuộc chương trình cho vay VET FEE-HELP:

•Kiểm tra xem hợp đồng có gồm khoảng thời gian ‘suy nghĩ lại’ để cho phép bạn hủy bỏ khóa học mà không bị phạt. Nếu có người gặp bạn và bạn ký kết ngay tại chỗ, theo luật bạn tự động có một thời hạn là 10 ngày làm việc để ‘suy nghĩ lại’ 

•Hủy bỏ bằng thư tay hoặc gửi email

•Nếu cơ quan cung cấp đào tạo từ chối việc hủy bỏ ghi danh của bạn, hãy nộp đơn than phiền đến Fair Trading (Sở Công bằng Mậu dịch)

Nên nhớ: Hãy giữ các bản emails, các liên lạc thư tín nào khác và tất cả các giấy tờ mà bạn đã ký.

Hủy bỏ việc vay nợ VET FEE-HELP: Muốn biết thêm thông tin về việc hủy bỏ khóa học và rút lại việc vay nợ, hãy gọi đến 1800 020 108 hoặc viếng trang mạng www.studyassist.gov.au

Kiểm tra xem bạn có mắc nợ hay không:  Hãy liên lạc Sở Thuế Úc (ATO) qua số 13 28 61 để kiểm tra xem bạn có bị mắc khoản nợ VET FEE-HELP hay không.

Than phiền

•Để giải quyết các vấn đề nào, trước tiên bạn nên thảo luận với cơ quan cung ứng đào tạo VET 

•Muốn nộp đơn than phiền về chất lượng của khóa học, hãy liên lạc Australian Skills Quality Authority (Thẩm quyền Chất lượng Kỹ năng Úc (ASQA)) qua số 1300 701 801 hoặc tại trang mạng www.asqa.gov.au

•Muốn được giúp đỡ về việc đòi tiền bồi hoàn hoặc về quyền hạn người tiêu dùng, hãy liên lạc Fair Trading

 


Share