Luật lệ quanh ta (Bài 16) Xâm nhập gia cư bất hợp pháp

Breaking in

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Xâm nhập gia cư bất hợp pháp: định nghĩa, cách phòng ngừa, dịch vụ trợ giúp.




Chỉ trong vòng 1 tháng qua, cảnh sát đã ghi nhận ít nhất năm vụ xâm nhập gia cư bất hợp pháp trên toàn nước Úc.

Trong những vụ này, chủ nhân không những bị mất mát tài sản mà còn bị hành hung nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tánh mạng.

Gần đây nhất là hôm thứ ba, 19/1/2016 vừa qua, 6  thanh niên nam nữ tuổi từ 17 - 27 đã bị bắt giữ và 5 người trong số này đã bị truy tố vì tội trộm cướp và xâm nhập gia cư bất hợp pháp.

Sáu người trẻ này đã xông vào một căn nhà tại Cronolla ở Sydney, đá vào bụng một phụ nữ mang thai 16 tuổi và hành hung những người khác có mặt trong căn nhà này.

Trước khi bỏ đi chúng lấy cắp một iPad và 2 chiếc xe đạp.

Cách đó đúng một tuần, hôm 12/1, một bà lão 70 tuổi đã thiệt mạng, cảnh sát nghi ngờ nạn nhân có thể đã chết vì thương tích quá nặng khi xô xát hay bị hành hung bởi một kẻ trộm nào đó đã lẻn vào nhà bà.

Một ngày trước đó, 11/1, chín người đàn ông cũng tràn vào một căn nhà tại vùng tây bắc Sydney rồi dùng rìu và gậy bóng chày hành hung khiến một người đàn ông 52 tuổi bị thương nặng.

Cũng cùng ngày 11/1/2016, một thiếu niên 14 tuổi đã bị hai người đàn ông xông vào nhà tấn công.  
 
Và cách đây đúng một tháng ngày 21/12/2015, 2 người đàn ông đã tông cửa một ngôi nhà tại vùng Mickleham, Victoria lúc 2g sáng, lôi một thanh niên 25 tuổi ra garage đánh đập đến ngất xỉu và bỏ mặc người này ở đó rồi lấy mobile và chìa khóa xe của nạn nhân trước khi bỏ đi.

Theo cảnh sát, hơn phân nửa trong 5 trưởng hợp vừa kể, thủ phạm và nạn nhân dường như ít nhiều có quen biết với nhau.

Xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì?

Theo Luật sư Nguyễn Toàn tại Bankstown, NSW:
LISTEN TO
http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160124_468576.mp3 image

http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160124_468576.mp3

08:26
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khi nạn nhân - vì bị xâm nhập gia cư - mà phản ứng quá mức khiến thủ phạm bị thương vong, chính nạn nhân cũng có thể bị ghép vào tội hình sự.

Vì sao? Mời quý vị đón nghe/xem trong Tạp chí Luật lệ quanh ta kỳ tới (bài 17).

Coi chừng giả mạo điện thư AFP để lừa tiền

vừa lên tiếng báo động về một dạng lừa đảo đã bắt đầu lan rộng từ năm ngoái và vẫn còn kéo dài đến năm nay.

Cảnh sát liên bang cho biết họ đã nhận được nhiều thơ khiếu nại về một vụ lừa đảo nguy hiểm, theo đó, kẻ gian giả email của Cảnh sát Liên bang gởi tới đối tượng chúng nhắm đến và ra lệnh cho họ phải trả tiền phạt vạ vì đã vi phạm luật giao thông.

Vụ lừa đảo này hoành hành một thời gian vào năm ngoái rồi ngưng, nhưng nay lại có dấu hiệu tái diễn.

Lá thư giả mạo cũng có logo y như logo của AFP ngay phần đầu thư như bức điện thư giả mạo đã được đăng trên Facebook của AFP dưới đây:

AFP fraud email
AFP fraud email


Quý vị đã bị lãnh giấy phạt
Lý do: lái xe bất cẩn
Số giấy phạt 3132743029
Ngày ban hành 18/1/2016
Số tiền phạt 116 Úc kim
Ngày hết hạn nộp phạt: 18/2/2016

Muốn biết thêm chi tiết xin xem giấy phạt tức là infringement notice của quý vị.
Tiền phạt phải được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành giấy phạt hay giấy nhắc nộp phạt.
Quý vị có thể nộp đơn xin gia hạn thời gian  nộp  phạt, hay khiếu nại về trách nhiệm pháp lý trong vòng 28 ngày kể từ ngày ban hành những loại giấy phạt này.

Trong bức điện thư còn có hai ba đường link để nạn nhân bấm vào.

Lời khuyến cáo của Cảnh sát Liên bang đã được hơn 11.200 lượt share và hàng chục người vào góp ý, trong đó nhiều nguời là nạn nhân hoặc thân nhân của họ, chẳng hạn một người có tên trên Facebook là Sharina Roberts.

Người này chia sẽ: "Tôi đã nhận được một trong những email như vậy. Tôi đang học lái xe nên bức điện thư này khiến tôi lo lắng ghê lắm. Tôi cũng không biết mình đã phạm luật hồi nào nữa." Victim Sharina Roberts

Lời khuyên của cảnh sát

Trong trường hợp nhận được những bức điện thư tương tự chúng ta phải làm gì?

Theo cảnh sát liên bang, khi rơi vào trường hợp này, quý vị không nên trả một đồng nào cả, cũng đừng bấm vào bất cứ một đường link nào vì việc này có thể khiến máy điện toán của quý vị có thể bị virus xâm nhập.

Tốt nhất là quý vị hãy hủy bức thư, tức là bấm delete và xin nhớ rằng cảnh sát không bao giờ gởi giấy phạt qua email, trừ khi đích thân người bị phạt yêu cầu.

Cảnh sát chỉ gởi giấy phạt qua bưu điện hoặc trao tận tay người bị phạt mà thôi.

TRẢ LỜI THÍNH GIẢ

Trong tuần qua chúng tôi đã nhận được email của một vị thính giả ẩn danh tại Melbourne. Vị này cho biết đã qua Úc theo diện vợ chồng với visa tạm trú 309, nhưng nay có nguy cơ phải trở về VN nên rất lo lắng và không biết phải xoay sở thế nào.

Vị thính giả này nên đã nêu rất nhiều câu hỏi với Tạp chí Luật lệ quanh ta. Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi đã chuyển toàn bộ những câu hỏi này cho chị Nguyễn Kim Phượng, đặc trách về di trú thuộc Trung Tâm Phúc lợi Dòng tên tại Melbourne để chị trả lời riêng cho vị này.

Chân thành cảm ơn chị Nguyễn Kim Phượng và vị thính giả đã đóng góp cho Tạp chí Luật lệ Quanh ta.

Quý vị có thể gởi câu hỏi cho Tạp chí Luật lệ Quanh ta qua một trong những cách sau đây:

Website:  vietnamese.program@sbs.com.au
Facebook:  facebook.com/sbsvietnamese.
Phone: 03 9949 2394 hoặc 9949 2395

 


Share