LHQ tiên đoán coronavirus làm thế giới hao tốn một ngàn tỷ đô la

Specialist Dilip Patel reacts while working at his post at the New York Stock Exchange

Specialist Dilip Patel reacts while working at his post at the New York Stock Exchange Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tình trạng kinh tế dao động do dịch bệnh COVID 19 lây lan đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu mất đi khoảng 1 ngàn tỷ đô la trong năm 2020. Cơ quan phát triển mậu dịch LHQ gọi tắt là UNCTAD đã công bố tiên đoán nói trên khi các thị trường bị mất giá trên khắp thế giới.


Cơ quan Phát triển Mậu Dịch LHQ gọi tắt là UNCTAD cảnh cáo là mốt số quốc gia dường như sẽ không bị ảnh hưởng về mặt tài chính do dịch bệnh COVID 19 gây ra.

Ông Richard Kozul Wright, giám đốc của ngành Chiến Thuật Phát triển Toàn cầu của cơ quan nói trên

“Chúng tôi dự tính tình trạng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại dưới 2 phần trăm trong năm nay và chuyện nầy sẽ tiêu tốn đến 1 ngàn tỳ đô la, so với những gì mà người ta dự đoán hồi tháng 9”, Richard Kozul Wright.

Chỉ số Dow Jones giảm 7,8 phần trăm, đó là mức giảm sụt lớn nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá dầu cũng sụt giảm và nỗi lo sợ là nạn dịch coronavirus sẽ xâm chiếm các thị trường.

Việc sụt giảm mạnh mẽ dẫn đến việc tự động ngưng trệ trong các giao dịch lần đầu tiên trong 2 thập niên qua.

Phân tích gia Dan Ives thuộc Wedbush Securities tại Nữu Ước cho biết, thị trường đã ở trong tình thế không ổn định.

“Tôi muốn nói là nỗi lo sợ và hoảng hốt về coronavirus hồi cuối tuần qua vẫn tiếp tục lan rộng và cũng ảnh hưởng đến vấn đề dầu hỏa nữa".

"Ả Rập Saudi đã gia tâng đáng kể mức sản xuất. Quí vị biết giá dầu sụt giảm đến 30 phần trăm do những lo sợ về virus.

"Tôi muốn nói là đó chỉ là một cú đấm vào thị trường và tôi nghĩ đó quả là một cơn bão mà quí vị thấy thổi qua vào sáng nay”, Dan Ives.

Tại Âu Châu, thị trường chứng khoán Đức sụt 7,8 phần trăm trong khi thị trường chứng khoán Pháp giảm 6,25 phần trăm khi bắt đầu giao dịch hôm thứ hai.

Tại Ý, quốc gia bị nạn dịch COVID 19 tấn công tệ hại nhất Âu Châu, thị trường giảm hơn 10 phần trăm chỉ trong một giờ hôm thứ hai.

Gần nước Úc hơn, chỉ số NZX40 của Tân Tây Lan hôm thứ ba giảm gần 4 phần trăm.

Còn tại Úc, chỉ số ASX 200 giảm 7,4 phần trăm vào lúc đóng cửa hôm thứ hai.

Tổng trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg tuyên bố hôm qua rằng, nền kinh tế Úc vẫn mạnh mặc dù thị trường chứng khoán sụt giảm.

“Mức dao động của thị trường chứng khoán thì không lạ gì vào thời điểm nầy mà quí vị đều biết, có nhiều yếu tố đằng sau những chuyển động của thị trường chứng khoán".

"Tôi ghi nhận là một số loan báo của Nga và Ả Rập Saudi liên quan đến dầu hỏa tối qua, chúng ta thấy giá dầu giảm mạnh trong những tuần lễ vừa qua".

"Vì vậy có một số yếu tố ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán".

"Thế nhưng hệ thống tài chính của chúng ta vẫn mạnh, nền kinh tế của chúng ta vấ̃n mạnh và đây là một tình trạng hết sức khác biệt”, Josh Frydenberg.
"Những gì chúng ta cho là một thế giới hết sức âu lo, hiện nay đang có một mức độ lo lắng vượt xa các hiểm họa về y tế, vốn đã rất nghiêm trọng và gây nhiều quan ngại, thế nhưng sự phức tạp của nền kinh tế rõ ràng gây thêm những quan ngại lớn lao”, Richard Kozul Wright.
Còn bà Susan Schmidt, người đứng đầu ngành Quản Lý Chứng khoán Mỹ tại Aviva Investors cho biết, bà không tin rằng thị trường chưa hết giảm sụt.

“Tôi không nghĩ là thị trường xuống đến tận đáy hôm nay mà còn tiếp tục sụt giảm, thế nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều dao động vào tuần nầy và tin tức tệ hại nhất hiện đến vào hiện nay, do sự tổng hợp của giá dầu giảm và coronavirus và virus nầy sẽ là một cú sốc đang diễn ra".

"Tôi nghĩ những tệ hại nhất đã qua, thế nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy những dao động trong suốt tuần khi người ta thay đổi chiến thuật”, Susan Schmidt.

Còn phân tích gia Dan Ives cho rằng, khó khăn hiện nay là các nhà đầu tư không còn đưa ra các quyết định thuần lý nữa.

“Tôi nghĩ có yếu tố tình cảm trong đó, như lo sợ rồi hoảng hốt. Tôi muốn nói là, chúng ta rõ ràng ở trong tình trạng lo âu chưa từng có trước đây".

"Thế nhưng tôi nghĩ rằng, quí vị nên
cách biệt sự lo sợ và hậu quả về mặt kinh tế, đó là nỗi lo lắng rộng lớn hơn”, Dan Ives.

Còn ông Richard Kozul Wright của LHQ đồng ý rằng, nền tài chính thế giới đặc biệt dễ gặp rủi ro vào lúc nầy.

“Giá dầu bị sụt giảm là một yếu tố góp phần vào tình cảm ngày càng gia tăng về sự lo lắng và khó chịu, vì vậy rõ ràng rất khó khăn để tiên đoán chiều hướng của các thị trường".

"Những gì chúng ta cho là một thế giới hết sức âu lo, hiện nay đang có một mức độ lo lắng vượt xa các hiểm họa về y tế, vốn đã rất nghiêm trọng và gây nhiều quan ngại, thế nhưng sự phức tạp của nền kinh tế rõ ràng gây thêm những quan ngại lớn lao”, Richard Kozul Wright.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share