Liên bang đang chịu áp lực thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập

Independent Senator Andrew Wilkie

Independent Senator Andrew Wilkie Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các dân biểu hàng ghế giữa một lần nữa kêu gọi Chính phủ Liên bang hãy thành lập ủy ban chống tham nhũng liên bang, ICAC, giống như ở NSW.


Các dân biểu độc lập một lần nữa thúc giục việc thành lập cơ quan chống tham nhũng cấp liên bang sau khi Đài số 9 cáo buộc Crown Casino được Bộ Nội vụ Úc 'chống lưng' bằng cách nhanh chóng giải quyết các đơn xin visa ngắn hạn cho du khách Trung Quốc đến Úc đánh bạc.

Sau khi tin này nổ ra, các dân biểu độc lập đã yêu cầu chính phủ mở một cuộc tra nhưng không được đảng Tự do và đảng Lao động ủng hộ.

Thay vào đó Bộ trưởng Tư pháp Christian Porter cho biết Crown Casino sẽ phải ra trước Ủy ban Thực thi Pháp luật Úc (ACLEI). Vấn đề là ủy ban này chưa được thành lập.

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie thúc giục hai chính đảng cần củng cố nỗ lực chống tham nhũng.

"Cả chính phủ lẫn đối lập đã phớt lờ quan tâm của công chúng trong chuyện này. Công chúng và cộng đồng đòi hỏi có một ủy ban giám sát có đủ quyền hạn để chống những sai phạm."

Trước áp lực không ngừng của các dân biểu hàng ghế giữa, cuối năm ngoái Thủ tướng Scott Morrison đã tuyên bố thành lập Ủy ban Thực thi Luật pháp. Bộ Tư pháp đang chuẩn bị luật để cho ủy ban này ra đời.

Nhưng các dân biểu độc lập muốn thấy một cơ quan có thực quyền, giống như là Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng ICAC của tiểu bang New South Wales, có quyền tổ chức điều trần công khai và nhận thỉnh nguyện thư của công chúng.

Ông Wilkie nói sự lưỡng lự của hai chính đảng cho thấy liên bang cũng cần có một ủy ban ICAC.

"Công chúng muốn biết các chính trị gia đang muốn che dấu chuyện gì. Bởi vì đó là lý do duy nhất khiến anh chống lại việc thành lập một ủy ban chống tham nhũng độc lập, anh chống vì anh đang che dấu điều gì đó."

Ông Wilkie không nói rõ che dấu cái gì nhưng ý kiến của ông được dân biểu độc lập Jacqui Lambie ủng hộ, và cảnh báo bà có thể không ủng hộ việc thành lập Ủy ban Thực thi Pháp luật của chính phủ nữa.

"Đương nhiên tôi muốn một ủy ban có quyền hạn thực sự, nhưng tôi cũng nói thêm rằng chính phủ có thể quên cái dự luật cho ủy ban thực thi pháp luật đi nếu họ không chịu áp dụng kỷ luật riêng cho họ, bởi vì tôi đã chán ngấy rồi."

Thượng nghị sĩ của Tasmanian cũng cảnh báo rằng các dân biểu sẵn sàng sử dụng quyền miễn tố để công khai hóa các bằng chứng tham nhũng.

"Nếu các bạn có hồ sơ muốn đưa cho chúng tôi mà không muốn tiết lộ danh tính, tôi sẽ nói là chúng tôi không sợ đứng lên trước quốc hội và công khai hóa những bằng chứng đó đâu."




Share