Loại vắc xin thứ hai chống coronavirus có nhiều dấu hiệu hứa hẹn

A patient receives a shot in the first-stage safety study of Moderna's potential vaccine (AAP)

A patient receives a shot in the first-stage safety study of Moderna's potential vaccine (AAP) Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một loại vắc xin thứ hai cho thấy có các kết quả hứa hẹn, trong việc thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, đó là vắc xin Moderna vốn là ứng viên chính yếu, dường như đạt đến mức hữu hiệu gần 95 phần trăm. Thế nhưng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cảnh cáo về các ca nhiễm gia tăng trên khắp thế giới, thì cần có nhiều hơn là một loại vắc xin để chấm dứt đại dịch.


Tuần trước, công ty dược phẫm Plizer loan báo các dữ kiện sơ khởi về một cuộc nghiên cứu đang diễn ra là loại vắc xin chống lại coronavirus trải qua nhiều thử nghiệm, cho thấy mức hữu hiệu đến 90 phần trăm.

Nay hãng dược phẫm cạnh tranh là Moderna cho biết, vắc xin của họ dường như sẽ đạt được 95 phần trăm tính chất hữu hiệu.

Tiến sĩ Stephen Hoge là chủ tịch của công ty Moderna cho biết.

“Đây là cột mốc hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống lại trận đại dịch, bởi vì nó cho thấy vắc xin của chúng tôi có tên là mRNA-1273, có khả năng ngăn chận COVID-19, bao gồm các trường hợp nặng nhất và những người nhiễm bệnh".

"Chúng tôi còn nhiều việc phải làm, vì biết được vắc xin hữu hiệu là một tin tức lớn lao, thế nhưng chúng tôi còn phải hoàn tất thủ tục về điều hành, liên quan đến việc hoàn tất cuộc nghiên cứu, tạo thêm nhiều dữ kiện, rồi ngay cả các dữ kiện theo dõi an toàn".

"Dĩ nhiên, chúng tôi còn cần đến việc sản xuất bận rộn nữa”, Stephen Hoge.

Được biết các kết quả dựa trên các dữ kiện tạm thời, từ cuộc thử nghiệm lâm sàng với qui mô lớn lao, liên quan đến 30 ngàn tình nguyện viên thuộc các lứa tuổi và chủng tộc khác nhau.

Ông Hoge nói rằng, công ty hy vọng có loại vắc xin được chấp thuận cho việc sử dụng khẩn cấp tại Mỹ trong vòng vài tuần lễ, trong khi chờ đợi thêm các dữ kiện an toàn và việc xét lại các qui tắc.

“Chúng tôi hy vọng có khoảng 20 triệu liều vắc xin vào cuối năm nay và hướng đến việc sản xuất 500 triệu đến một tỷ liều cho năm tới, thế nhưng đó là công việc 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần”, Stephen Hoge.

Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hoan nghênh một cách thận trọng tin tức nói trên, thế nhưng cho biết cần có hơn là một loại vắc xin để chấm dứt đại dịch.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng, mối quan tâm hiện nay của ông là mọi người trở nên tự mãn.

“Trong khi chúng ta tiếp tục có những tin tức khích lệ về vắc xin COVID-19 và vẫn còn lạc quan một cách thận trọng về loại vắc xin mới nầy, sẽ đến vào những tháng tới".

"Hiện tại chúng ta hết sức quan ngại về sự gia tăng các trường hợp coronavirus tại một số quốc gia, đặc biệt là tại Âu Châu và Mỹ Châu”, Tedros Ghebreyesus.

Con số trung bình mới nhất hàng tuần cho thấy, có hơn 148 ngàn ca nhiễm mới và 1100 cái chết được báo cáo trên khắp nước Mỹ mỗi ngày.

Có 40 tiểu bang ghi nhận mức gia tăng kỷ lục về các trường hợp COVID-19 trong tháng 11, dẫn đến một số hạn chế thêm nữa trong việc đi lại của người dân.

20 tiểu bang cũng nhận thấy số tử vong gia tăng trong tháng nầy và 26 tiểu bang ghi nhận con số người nhập viện kỷ lục.

Thượng nghị sĩ Joe Biden được cho là đắc cử hồi đầu tháng nầy, cảnh cáo rằng sẽ có thêm người chết, nếu ông Donald Trump tiếp tục ngăn chận các nỗ lực nhằm chuyển quyền êm thắm.

“Làm thế nào chúng ta chủng ngừa cho hơn 300 triệu người dân Mỹ?".

"Kế hoạch như thế nào và đó là công việc hết sức lớn lao cần phải thực hiện".

"Nếu chúng ta phải chờ cho đến ngày 20 tháng giêng để khởi sự kế hoạch đó, nó sẽ khiến chúng ta chậm trễ đến một tháng rưỡi".

'Vì vậy điều quan trọng là kế hoạch phải được thực hiện và cần có sự cộng tác hiện nay”, Joe Biden.

Còn Thụy Điển cho biết, đã ban hành các hạn chế chặt chẽ hơn đối với công dân nước nầy trong một tuần lễ, trong đó giới hạn việc tụ tập quá 8 người, xuống từ con số tối đa là 300 người.

Quốc gia nầy trải qua các con số kỷ lục về nhiễm bệnh trong những tuần lễ vừa qua, vốn gây ảnh hưởng nặng nề, lên hệ thống y tế quốc gia.

Thủ Tướng Stefan Lofven đổ lỗi cho việc gia tăng lòng tự mãn của công chúng, thế nhưng cho biết ông sẽ không áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc.

“Những gì chúng ta muốn làm trên bình diện quốc gia hiện nay, là gởi một tín hiệu rất rõ ràng và mạnh mẽ, về sự cần thiết của giãn cách xã hội, không mất thời gian với những người không sống chung và mọi biện pháp khác trên toàn quốc".

"Thế nhưng đây là sự phối hợp với các quyết định của địa phương đã làm, vì vậy nói chung chúng tôi nghĩ việc nầy mang lại kết quả”, Stefan Lofven.
“Đại dịch COVID-19 lâu dài cho thấy, virus nầy có thể tấn công chúng ta và mọi người phải làm một chút để phản công, bằng cách theo đúng các qui tắc và ngăn tránh việc lây nhiễm virus, vốn rất dễ lây lan”, Matt Hancock.
Còn Nga cũng ban hành một vụ phong tỏa khác, khi số ca nhiễm hàng ngày lên mức cao nhất với hơn 22.500 trường hợp mới.

Tại Đức lại là một câu chuyện khác, khi Thủ Tướng Đức Angela Merkel muốn hoàn thành các biện pháp nghiêm khắc hơn trên khắp nước để chống lại đợt coronavirus thứ hai.

Thế nhưng các nhà lãnh đạo của 16 tiểu bang tại Đức chống lại nỗ lực của bà, trong khi nước nầy chỉ còn 2 tuần lễ bị phong tỏa một phần cả nước.

Bà nói rằng bà đồng ý đình hoãn quyết định áp đặt các hạn chế thêm nữa, hay gia hạn tình trạng hiện tại cho đến tuần tới, ngày 25 tháng 11.

“Việc không tiếp xúc với người lạ là rất tốt, khi chúng ta hiện chống lại đại dịch".

"Việc nầy có nghĩa là chúng ta chỉ nên có sự tiếp xúc tối thiểu cần thiết với người khác mà thôi".

"Đó là lý do vì sao chúng tôi nói một lần nữa rõ ràng rằng, các buổi tiệc riêng tư nên tránh hoàn toàn".

"Việc tụ tập riêng với bạn bè, người thân và người quen biết nên giới hạn trong nhà, nghĩa là với khoảng cách giống nhau. chuyện nầy bao gồm cả trẻ em và những người trẻ khác trong gia đình”, Angela Merkel.

Tại Pháp, có những quan ngại khi con số bệnh nhân nhập viện đạt đến mức cao nhất với gần 33500 người, mặc dù con số các ca nhiễm mới đạt đến mức thấp nhất trong một tháng.

Trong khi đó, tại Anh quốc, con số trung bình nhiễm bệnh mới mỗi ngày hiện là hơn 25 ngàn người, tăng từ khoảng 22 ngàn hồi tuần qua.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock nói rằng, hàng ngàn người tiếp tục trải qua các triệu chứng vài tháng, trước khi họ bị lây nhiễm với coronavirus.

Ông cho biết, một hệ thống gồm 30 bệnh viện sẽ được thiết lập trên khắp nước Anh vào cuối tháng nầy, để chữa trị những hậu quả quan trọng của chứng mệt mõi, thở ngắn, đau bắp thịt và các vấn đề về thần kinh, đối với cuộc sống của các bệnh nhân, được xem là nhiễm ‘COVID-19 lâu dài’.

“Đại dịch COVID-19 lâu dài cho thấy, virus nầy có thể tấn công chúng ta và mọi người phải làm một chút để phản công, bằng cách theo đúng các qui tắc và ngăn tránh việc lây nhiễm virus, vốn rất dễ lây lan”, Matt Hancock.

Gần nước Úc hơn, Pakistan cấm các vụ tụ tập công cộng sau khi ghi nhận 4 ngày liên tiếp, với các ca nhiễm coronavirus cao nhất kể từ tháng 7.

Được biết một vài tôn giáo lớn và những cuộc biểu tình chống chính phủ, đã tụ tập tại những thành phố lớn, trong những tuần lễ vừa qua.

Thủ Tướng Imran Khan cảnh cáo, nếu con số nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng với mức độ hiện tại, các bệnh viện sẽ bị tràn ngập.

Còn tại Nhật Bản, nước nầy chịu áp lực ngày càng gia tăng, trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp, sau con số kỷ lục trong một ngày lây nhiễm mới, với hơn 1700 trường hợp, được đăng ký hồi thứ bảy.

Con số các ca nhiễm đặc biệt cao, tại hòn đảo phía bắc Hokkaido và quận phía tây của Hyogo và Osaka.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share