Mái ấm gia đình: Vì sao trẻ tuổi teen lại "nổi loạn" và giở chứng?

Vì sao bắt đầu từ độ tuổi 13 trở đi, khi vào teen, các con có những thay đổi khác biệt về tâm sinh lý?

Vì sao bắt đầu từ độ tuổi 13 trở đi, khi vào teen, các con có những thay đổi khác biệt về tâm sinh lý? Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lúc yêu, lúc ghét, tự chọn quần áo, thích trang điểm, có xu hướng khoe cơ thể nhiều hơn. Không thích cha mẹ mẹ ôm hôn, nắm tay như em bé trước mặt các bạn... Đa số cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi các cô bé, cậu bé đáng yêu, nghe lời ngày nào bước vào tuổi teen với sự thay đổi về tính khí, cách cư xử.


Mái ấm gia đình là một tiết mục mới được phát thanh trên làn sóng của SBS Radio từ tháng 5. Chương trình là cầu nối cho những tâm sự, chia sẻ, thắc mắc về cách hàn gắn, kết nối và vun vén cho mỗi gia đình.

Mỗi tuần, chúng tôi sẽ cùng với các chuyên gia trò chuyện, tìm cách gỡ rối, và chia sẻ với quý thính giả những câu chuyện khó xử, đôi khi không biết bày tỏ cùng ai để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Tuần trước, chuyên gia tham vấn nuôi dạy con, tác giả Jerry Le đã chia sẻ , tuần này mời quý vị tiếp tục tìm hiểu về những thay đổi của độ tuổi "ẩm ương" này.


Đa số cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi các cô bé, cậu bé đáng yêu, nghe lời, ngoan ngoãn ngày nào bước vào tuổi teen với sự thay đổi về tính khí, cách cư xử. Chị Jerry Lê có một cô con gái chuẩn bị bước vào tuổi teen, chị nhận thấy các bé ở độ tuổi này có những dấu hiệu gì mà người ta vẫn hay gọi là "nổi loạn, giở chứng tuổi teen" không? 

Jerry Le: Có chứ. Mình shock lắm, lần đầu tiên, con nói ‘I hate you’ với sự việc rất nhỏ. Nên dù đang buồn lắm, nhưng mình lại niệm thần chú, ‘con đang dở dở ương ương, con cảm thấy đây là môi trường an toàn nên mới dám nói vậy.’ Đó là điều mình học được từ cô giáo dạy tâm lý của mình.

Tuổi này, các con lúc yêu, lúc ghét, bắt đầu tự chọn quần áo, thích makeup, bắt đầu hỏi bố mẹ ngày trước quen nhau thế nào, bao lâu thì lấy, hôn con xem nào.

Các con cũng không thích mẹ ôm hôn, nắm tay khi đón, tức là không thấy thoải mái khi được cưng nựng như em bé trước mặt các bạn.

Rất dễ cáu, dễ stress và hay khái quát theo hướng tiêu cực, nhất là việc học hành, chơi với anh em trong nhà, hoặc mối quan hệ với các bạn. Ví dụ như ngồi một tiếng vẽ bức tranh, đưa cho mẹ xem và nói, terrible, I’m not a good drawer. Hoặc nhiều em, chỉ một hôm không hiểu bài thì nói ‘I’m terrible at Maths’ ‘I hate maths’ .
Jerry Le, tác giả của cuốn sách nuôi dạy con TIME OUT for TIME IN
Jerry Le, tác giả của cuốn sách nuôi dạy con TIME OUT for TIME IN. Source: Jerry Le
Vậy mình nên làm gì khi các con có những ý nghĩ tiêu cực về bản thân?

Jerry Le: Mình thường tò mò hỏi các con tại sao nghĩ vậy, điều gì làm con nghĩ vậy?  Cho các con nói hết, xả hết và để hiểu hơn. Sau khi nói hết thì hỏi lại các con, ngoài điều con vừa nói, kể 3 điểm tốt về bức tranh, hoặc 3 chủ đề mà con làm tốt để thay đổi sự tập trung của con.

Các con cũng rất hay so sánh và tò mò. Sao các bạn được làm thế này mà con không được. Sao các bạn dùng các từ bậy mà con không được dùng, các bạn được dùng ipad thoải mái mà con chỉ được 30 phút và toàn chương trình chán...Con muốn có sự độc lập, tự do và tin tưởng nhất định.
Não bộ của các bé teen khác cũng như các bé 2 tuổi, chủ yếu dùng phần nhiều về cảm xúc, và ít về phần suy nghĩ, logic.
Lý do vì sao mà bắt đầu từ độ tuổi 13 trở đi, khi vào teen, các con có những thay đổi khác biệt về tâm sinh lý như vậy? 

Jerry Le: Về mặt tâm lý, đây là giai đoạn giao thời, không muốn là trẻ con, nhưng vẫn chưa là người lớn và các con đang trong giai đoạn chuyển tiếp để làm người lớn, tìm hiểu xem mình là ai, mình thích gì, không phải là bản sao, hoặc là phiên bản của bố mẹ. Nên các con nghe theo bạn bè và những thần tượng hơn là cha mẹ. Con có thể nói mẹ nói sai rồi, mẹ chẳng biết gì hết, bạn con nói vậy, con google trên internet thấy vậy.

Sự phát triển của não bộ chưa hoàn thiện, nhất là phần về suy nghĩ (thinking brain) vẫn đang trong quá trình phát triển. Não bộ của các bé teen khác cũng như các bé 2 tuổi, chủ yếu dùng phần nhiều về cảm xúc, và ít về phần suy nghĩ, logic. Theo nghiên cứu, người trưởng thành dùng 90% là dùng tư duy, ,suy nghĩ và 10% là dùng cảm xúc. Điều này ngược với các bé tuổi teen, 90% là dùng phần não cảm xúc (feeling brain).

Hormone thay đổi nên các bé có sự thay đổi về cơ thể, ảnh hưởng đến tâm trạng, vui buồn, hay cáu gắt.
Trẻ rất dễ bị áp lực của bạn bè đồng trang lứa và cần sự quan tâm của cha mẹ.
Trẻ rất dễ bị áp lực của bạn bè đồng trang lứa và cần sự quan tâm của cha mẹ. Source: Pixabay
Cha mẹ nên đối diện với những thay đổi này của con như thế nào? 

Jerry Le: Trong khi con ‘sáng nắng chiều mưa’, thì cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Ngoài việc lo lắng và tìm cách hỗ trợ các con, một cái mình thấy ít đề cập là xử lý những cảm xúc các bà mẹ có con tuổi teen trải qua mà nhiều khi mình chưa nhận biết, hoặc gọi tên được.

Vui buồn lẫn lộn, đôi khi cô đơn. Vui vì các con bắt đầu có chính kiến, suy nghĩ riêng, ít phụ thuộc vào mình cho những nhu cầu thiết yếu. Nhưng bản năng các bà mẹ là muốn chăm sóc, muốn được ai cần, nên cũng buồn vì con ít cần, không muốn đi cùng, không tâm sự cùng, nghe bạn hơn nghe mình. Rồi lại nhớ và mong con lại được gần, và cần mình như trước.

Và nếu mình gọi tên những cảm xúc đó và chia sẻ với những người cũng đang trải qua thì sẽ thấy đỡ hơn.

Thử thách nữa, chúng ta sẽ thấy một sự mâu thuẫn khi mình vừa cho con một sự tự do nhất định để đưa ra quyết định, kể ra quyết định sai (nếu hậu quả không nghiêm trọng) nhưng nhiều lúc cha mẹ nghĩ ‘sao mà con nghĩ nông cạn, dại dột vậy’ và muốn kiểm soát.
Đây là giai đoạn giao thời, không muốn là trẻ con, nhưng vẫn chưa là người lớn.
Nhưng vì các con chưa có suy nghĩ trưởng thành, nên trong nhiều trường hợp, nếu các con vẫn ở cùng, vẫn dưới tầm kiểm soat của bố mẹ, bố mẹ vẫn là người đưa ra các yêu cầu.

Ví dụ điện thoại, máy tính tắt sau 9h tối. Đi sinh nhật về trước 10h và đưa số điện thoại, của các bạn đi cùng. Không chhơi điện tử trước khi bài vẫn chưa làm xong. Mình xác định những giá trị trong gia đình và đặt ra những quy tắc không thể nhân nhượng trong gia đình.

Hành trình làm cha mẹ rất khó, mỗi ngày con lớn hơn là mình lại phải linh hoạt tìm cách khác để đông hành, từ việc chăm sóc, đến quản lý, tư vấn.

Thông tin và giáo dục bản thân mình thường xuyên là rất quan trọng. Nghĩa là cha mẹ phải đọc, nghe, nói chuyện với bố mẹ khác để có đủ kiến thức, thông tin để truyền cho con, và truyền kiến thức sớm, trước khi con cần.

Hướng tới các giá trị tốt đẹp trước tiên trong gia đình, rồi đến xã hội, Vì dụ tuổi trẻ, tuổi đi học thì học tốt vẫn là quan trọng. Hướng tới các hoạt động thể thao lành mạnh và những hoạt động nghệ thuật thỏa mãn đam mê.

Cho con sự độc lập, quyền quyết định riêng nhưng vẫn theo giá trị và những quy định mình cho là quan trọng và tuân theo. 

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phần trò chuyện với khách mời.

Share