Những người tỵ nạn trên đảo Manus ở trong tình trạng quá sức tệ hại

Dr Joyce Chia of the Refugee Council of Australia

Dr Joyce Chia of the Refugee Council of Australia Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một năm sau khi trung tâm giam giữ trên đảo Manus bị đóng cửa, một phúc trình mới cho biết người tỵ nạn và người tầm trú còn lại trên đảo, hiện bị thác loạn tinh thần.


Ân xá quốc tế và Hội đồng Tỵ nạn Úc châu cho biết, việc di dời các dịch vụ y tế và thiếu hy vọng tương lai, khiến cho họ lâm vào tình cảnh sa sút về thể chất lẫn tinh thần.

Hai tổ chức nói trên kêu gọi chính phủ Úc, hãy có hành động khẩn cấp trước khi quá trễ.

Phúc trình của Ân xá quốc tế và Hội đồng Tỵ nạn Úc châu kêu gọi chính phủ Papua tân Guine và chính phủ Úc hãy chấm dứt những gì mà họ gọi là ‘một chính sách dã man và bất hợp pháp về các trung tâm giam giữ ở hải ngoại’.

Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nói rằng, kể từ khi Trung tâm Thanh lọc Địa phương, được thiết lập trên căn cứ Hải quân Lombrom trên đảo Manus, bị đóng cửa một năm trước đây vào tháng 10 năm 2017, thì người tỵ nạn và người tầm trú đã lâm vào tình trạng thác loạn và trải qua hoàn cảnh sức khỏe của họ ngày càng tệ hại hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Phúc trình kể ra rằng kể từ tháng 8 năm rồi, có 3 người đàn ông tự sát trong khi nhiều người khác tìm cách tự tử.

Giám đốc về chính sách của Hội đồng Tỵ nạn Úc châu, tiến sĩ Joyce Chia nói rằng chính phủ Úc đã bỏ rơi họ.

“Tôi nghĩ vấn đề trước nhất là chúng ta thực sự chỉ còn phân nửa chuyên gia về y tế tâm thần chăm sóc lãnh vực nầy kể từ tháng giêng năm nay, vốn là thời gian cuộc khủng hoảng tâm thần xảy ra trên đảo nầy và rõ ràng là hết sức khủng khiếp".

"Khó có một người nào nói chuyện với họ được. Dịch vụ cố vấn về tra tấn, về trầm cảm cũng đã kết thúc hồi năm rồi . Vì vậy đối với nhiều người đàn ông nầy, họ bắt đầu bị chính phủ Úc bỏ rơi trong năm vừa qua".

"Tôi muốn nói rằng, họ có mặt tại đây trong nhiều cách, bởi vì có nhiều quan ngại về việc rời khỏi trung tâm thì họ sẽ bị quên lãng và bị bỏ rơi. Trong nhiều phương diện, việc nầy đã trở nên sự thực đau lòng”, Joyce Chia.

Phúc trình có tên là ‘Cho đến bao giờ?’ Until When . Những người bị quên lãng trên đảo Manus chỉ còn có một bệnh xá nhỏ bé để phục vụ cho hơn 600 người tầm trú và người tỵ nạn.

Cũng có một bệnh viện địa phương, thế nhưng lại thiếu nhân viên, không có thông dịch viên và thường không có dịch vụ xe cứu thương sẳn sàng.

Những ai không thể chữa trị trên đảo Manus được gởi sang thủ đô Port Moresby của Papua tân Guine, thế nhưng bản phúc trình tìm thấy rằng các việc chữa trị đặc biệt thường không có tại đó.

Đối với nhiều người, hy vọng tốt nhất là được gởi sang Úc để chữa trị, thế nhưng phúc trình cho biết chỉ có 9 vụ chuyển bệnh như vậy trong 18 tháng qua, bất chấp có ít nhất 70 trường hợp được ghi nhận với những người bị bệnh nặng.

Tiến sĩ Chia cho rằng, hệ thống y tế hoàn toàn lầm lỗi.

“Quả hết sức khó khăn không thể tưởng được, khi di chuyển những người nầy, do chẳng có cùng loại chăm sóc y tế như vậy ở hải ngoại, vì vậy chẳng có sự minh bạch nào trong tình trạng di chuyển những người nầy tại Papua tân Guine".

"Những gì chúng tôi biết được từ những người còn ở lại, là họ chẳng có bất cứ tin tức nào về tiến trình thuyên chuyển, tại sao lại có những chậm trễ, tại sao họ không nhận được giúp đỡ, vì vậy đó là cả hệ thống bị sụp đổ”, Joyce Chia.

Linh mục Ambrose Pereira là Tổng Thư Ký của Hội đồng Giám mục Công giáo tại Papua tân Guine và quần đảo Solomons.

Ông sống tại Port Moresby và nói rằng, người tỵ nạn và người tầm trú tại Papua tân Guine hiện mất dần hy vọng.

“Những người nầy hết sức tuyệt vọng và hoàn cảnh họ cũng chẳng còn hy vọng nào".

"Nay lời kêu gọi nầy là nên có hành động khẩn cấp, thế nhưng đáng buồn thay, chúng ta hiện trì hoãn chuyện nầy, không chỉ cho những người ở đó, mà cho cả một xã hội”, Ambrose Pereira.
"Trách nhiệm của chính phủ Úc quá rõ ràng và không thể chối cãi được. Nếu họ chết đi trên đảo Manus, mà chúng tôi có thể chắc chắn về việc nầy vào mỗi ngày, thì mọi chuyện hoàn toàn nằm trong tay của chính phủ Úc”, Joyce Chia.
Phúc trình cũng nêu bật những người tỵ nạn và người tầm trú, lâm vào những vụ bạo động do nhà cầm quyền địa phương và những người thuộc cộng đồng bên ngoài gây ra.

Phúc trình cho biết, có nhiều vụ tấn công và cướp bóc, cả trên đảo Manus và tại Port Moresby, đến nỗi nhiều người tỵ nạn và người tầm trú lo sợ khi ra khỏi nhà, hay đi ra ngoài một mình.

Linh mục Ambrose nói rằng, chính phủ Úc cần cung cấp sự hỗ trợ, vì chính phủ Papua tân Guine không có khả năng đáp ứng với tình hình.

“Papua tân Guine không thể đảm đang cho chính người dân nước họ, làm thế nào họ có thể lo lắng được cho những người thuộc nền văn hóa khác biệt?

"Những người nầy với tình trạng tâm thần khác lạ, với triển vọng về cuộc sống cũng khác biệt nữa? Mọi người đã lo lắng và trầm uất trong 5 năm qua và tình trạng phải thay đổi".

"Không chỉ trong những tuần lễ sắp tới mà ngay vào lúc nầy, tình trạng phải được thay đổi, do mọi người ngày càng bệnh nặng hơn”. Ambrose Pereira.

Chiến dịch trên truyền thông mang tên ‘Mang Trẻ em ra khỏi Nauru’ đã nâng cao nhận thức về tình trạng tuyệt vọng trong cac trung tâm giam giữ Nauru.

Kể từ khi chiến dịch nói trên được phát động hồi tháng 8 năm 2018, chính phủ liên bang từ từ di chuyển trẻ em và gia đình của các em đến Úc để được chữa bệnh.

Bà Joyce Chia thuộc Hội đồng Tỵ nạn Úc châu hoan nghênh các thay đổi, thế nhưng cho rằng chính phủ Úc đã quên lãng những người còn trên đảo Manus.

Phúc trình cho biết, hy vọng duy nhất cho những người còn trên đảo là rời khỏi nơi nầy, qua chương trình định cư của Hoa kỳ, thế nhưng thủ tục xét đơn quá chậm chạp và có nhiều đơn bị bác.

Tiến sĩ Chia nói rằng, Hội đồng và Ân xá quốc tế hiện kêu gọi chính phủ Úc hãy khẩn cấp tìm ra giải pháp thay thế cho những người còn ở trên đảo Manus.

“Chúng ta chắc chắn khi nói rằng, chính phủ Úc nên chấp nhận yêu cầu của Tân tây Lan và không đặt điều kiện ngăn cấm về bất cứ loại visa nào trong tương lai".

"Tôi nghĩ những người nầy, dường như không muốn đến Úc để định cư vĩnh viễn, sau những cách thức mà chúng ta đối xử với họ. Thế nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta nên tìm ra mọi giải pháp vào lúc nầy".

"Trách nhiệm của chính phủ Úc quá rõ ràng và không thể chối cãi được. Nếu họ chết đi trên đảo Manus, mà chúng tôi có thể chắc chắn về việc nầy vào mỗi ngày, thì mọi chuyện hoàn toàn nằm trong tay của chính phủ Úc”, Joyce Chia.

Quí thính giả. cần sự hỗ trợ hay thông tin về việc ngăn ngừa tự tử, có thể liên lạc đường dây Lifeline ở số 13 11 14 hay Beyond Blue ở số 13 00 22 46 36.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share