Mở cửa lại biên giới các tiểu bang là chuyện phức tạp

Friday, June 25, 2021, shows Victoria Police on patrol on the Victoria/NSW border. An increase in border patrols are to prevent travellers from NSW hotspots from entering the state.

Kırsal Victoria ile Melbourne arasında polis devriyeleri artıyor. Source: AAP Image/Supplied by Victoria Police

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khi Úc dần đạt được mục tiêu tiêm chủng 80%, một số tiểu bang và vùng lãnh thổ cho biết họ có thể không sẵn sàng mở cửa biên giới. Nhưng các chuyên gia luật pháp cho rằng các chính phủ có thể đối mặt với nhiều vụ kiện hiến pháp nếu việc đóng cửa biên giới tiếp tục diễn ra trong năm 2022.


Trong khi hàng triệu người Úc không thể ra khỏi biên giới tiểu bang, tỷ lệ tiêm chủng COVID trên toàn quốc đang tăng vọt với hứa hẹn sẽ mở cửa một khi đạt đến ngưỡng 80% dân số đã chích ngừa đầy đủ.

Nhưng các chuyên gia cho rằng chỉ riêng mục tiêu đó chưa có nghĩa là biên giới được mở cửa trở lại.

Cố vấn COVID cho Tổ chức Y tế Thế giới, giáo sư Marylouise McLaws của Đại học New South Wales, cho biết nhiều khả năng các tiểu bang và lãnh thổ có thể tiếp tục hạn chế việc di chuyển giữa các tiểu bang nếu họ vẫn duy trì chiến lược COVID hiện tại.

“Nếu không có quá trình tự kiểm tra, không có kiểm tra bên trong tiểu bang, thì chúng ta sẽ thấy các biên giới vẫn tiếp tục bị đóng cửa, và điều đó sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề.”

Các thách thức pháp lý đối với lệnh đóng cửa biên giới của chính phủ các tiểu bang cho đến nay vẫn chưa thành công.

Nổi tiếng nhất là vụ kiện của ông trùm khai thác mỏ Clive Palmer vào đầu năm ngoái, lập luận tại Tòa án Tối cao rằng việc đóng cửa biên giới là vi hiến.

Giáo sư Luật của đại học ANU Amelia Simpson cho biết trong khi vụ kiện của ông Palmer không thành công, những vụ kiện khác trong tương lai có thể còn đi xa hơn khi đại dịch kéo dài.

“Xét về sự sẵn sàng của Tòa án tối cao đối với các câu hỏi về những gì các chính phủ tiểu bang đang làm liên quan đến chiến lược COVID-19 của họ, tôi nghĩ còn hơi sớm để yêu cầu Tòa án đưa ra phán quyết mang nhiều kịch tính hơn, như là buộc một tiểu bang phải mở cửa biên giới dù cho họ không sẵn lòng.”

Hai điểm trong hiến pháp được nêu ra liên quan đến các vụ kiện lệnh đóng cửa biên giới của tiểu bang là mục 92 và 117.

Mục 92 nêu rõ: “Việc áp dụng các thuế quan thống nhất về hải quan, thương mại, giao thương giữa các tiểu bang, bằng phương tiện giao thông trên bộ hay đường biển, sẽ được hoàn toàn tự do.” Giao thương đề cập đến sự di chuyển của con người giữa các tiểu bang.

Trong khi mục 117 nói rằng: "Một thần dân của Nữ hoàng, cư trú tại bất kỳ tiểu bang nào, sẽ không phải chịu bất kỳ sự phân biệt đối xử nào tại một tiểu bang khác, mà sẽ được đối xử giống như thần dân của Nữ hoàng ở bất kỳ tiểu bang nào."

Tuy nhiên, chuyên gia luật hiến pháp tại Đại học Sydney, Giáo sư Anne Twomey nói rằng trong quá khứ Tòa án Tối cao đã công nhận các tiểu bang có thể cản trở việc di chuyển của dân chúng nếu có lý do hợp lý và cần thiết cho an toàn công cộng.

"Hoàn toàn tự do" không phải lúc nào cũng có nghĩa là "hoàn toàn tự do"mà phải có một số hạn chế khi thực thi, ví dụ như việc như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chúng ta đã từng có những tiền lệ vào những năm 1920 và 1930.”

Theo kế hoạch bốn giai đoạn của chính phủ liên bang để mở cửa trở lại nước Úc, biện pháp phong tỏa sẽ ít được dùng tới nữa một khi cả nược đạt được mốc tiêm chủng 70%, và chỉ được phong tỏa từng phần một khi 80% những người trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ.

Trong khi tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ đều đồng ý với kế hoạch quốc gia, nhưng một số tiểu bang đã cho biết họ có thể chưa sẵn sàng mở lại biên giới cho dù các mốc tiêm chủng đã đạt đến.

Phó giáo sư Amelia Simpson của ANU nói rằng điều này làm tăng triển vọng về những vụ kiện lên Tòa án Tối cao trong tương lai. Giáo sư Simpson nói khi thời gian kéo dài và ngày càng nhiều dân số được tiêm chủng, Tòa án Tối cao sẽ phải cân nhắc sự cần thiết và lý do cho việc phong tỏa, khi xét đến các tác động tiêu cực cho kinh tế và tâm lý của dân chúng.

“Sẽ đến một lúc mà tính hợp lý thay đổi đáng kể và tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai, kể cả thủ hiến của các tiểu bang được giới truyền thông cho là cô độc, sẽ muốn thấy tình huống này tiếp diễn vô thời hạn.”

Giáo sư Anne Twomey giả định rằng Chính phủ Liên bang có thể vượt qua quyết định đóng cửa biên giới của các tiểu bang bằng cách thông qua luật mới để đối phó với đại dịch. Nhưng cho đến nay Liên bang không chọn giải pháp đó.

“Liên bang đã chọn không đi theo con đường đó. Họ để cho các tiểu bang chịu trách nhiệm cho vấn đề sức khỏe của cộng đồng và hậu quả là, các tiểu bang có thể đóng cửa biên giới của họ.”

Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Marylouise McLaws cho biết việc đóng cửa biên giới và cô lập các điểm nóng, cho đến nay đã phần lớn thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của coronavirus ở Úc.

Nhưng Giáo sư McLaws nói rằng sự bùng nổ của biến thể Delta đã thay đổi cuộc chơi và bây giờ chính quyền các tiểu bang phải thay đổi các hạn chế.

“Bây giờ chúng ta có Delta và chúng ta phải học cách thay đổi việc giảm thiểu rủi ro bởi vì việc phong tỏa và hạ các ca nhiễm Delta xuống zero là điều không thể.”

Giáo sư McLaws cho biết việc tự xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh được sử dụng ở các quốc gia như Vương quốc Anh, sẽ là chìa khóa để thoát khỏi tình trạng bế tắc ở Úc.

Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng để đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của bạn, hãy truy cập sbs.com.au/coronavirus

 


Share