"Một y tá chăm 40 bệnh nhân, chính phủ bỏ mặc chúng tôi"

ICU nurses rally outside Westmead Hospital in Sydney last month.

ICU nurses rally outside Westmead Hospital in Sydney last month. Source: AAP

Các y tá tại hai bệnh viện phía tây Sydney đã bỏ việc để yêu cầu chính phủ giải quyết tình trạng thiếu nhân viên trong tuần này. Đây là lời kêu gọi gần đây nhất từ các nhân viên y tế trên khắp đất nước, những người nói rằng họ đang chịu áp lực rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách an toàn cho bệnh nhân.


Các y tá kêu cứu khẩn cấp khi họ phản đối việc thiếu tỷ lệ an toàn giữa số lượng y tá và bệnh nhân ở các khoa cấp cứu, tại bệnh viện Blacktown ở phía tây Sydney.

Các nhân viên đang bỏ việc ngày qua ngày, theo lời các y tá của Blacktown. Tâm lý này đã nhận được sự đồng cảm tại bệnh viện Westmead ở phía tây Sydney, nơi các nhân viên cũng đã bỏ việc để phản đối sáng thứ Hai tuần này.

Họ nói rằng một y tá phải chăm sóc trên 40 bệnh nhân vào một số ca trực đêm vượt quá sức của họ. Tỷ lệ một y tá chăm ba bệnh nhân dược coi là diều cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách an toàn.

Đại diện Hiệp hội Nữ hộ sinh và Y tá Blacktown, bà Jess, nói rằng ngành y tá đang thiếu nhân lực và chịu áp lực rất lớn.

"Chúng tôi phát ốm và mệt mỏi với việc chính phủ phớt lờ những lời cầu xin của chúng tôi, ngó lơ những yêu cầu của chúng tôi, quên đi phía tây Sydney và quên đi những cộng đồng mà chúng tôi chăm sóc.
Họ cố tình khiến bệnh nhân của chúng tôi gặp rủi ro bằng cách không cung cấp cho chúng tôi tỷ lệ y tá chăm sóc bệnh nhân hợp lý, mà chúng tôi đã yêu cầu trong hơn mười năm.
Đã có bằng chứng cho thấy tỷ lệ này hiệu quả, cứu sống bệnh nhân, tiết kiệm tiền thuế và nhân viên không bị kiệt sức và phải bỏ nghề với số lượng rất lớn. "

Danny Anderson, y tá của bệnh viện Westmead, làm việc trong khoa cấp cứu cho biết thiếu giường cho những bệnh nhân nặng, với thời gian chờ đợi lên đến 20 giờ.

Một số bệnh nhân thậm chí được chăm sóc trong hành lang và phòng chờ, và những người khác phải ngủ trên sàn nhà qua đêm, ông nói.

Ông Anderson lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn khi cao điểm COVID lây nhiễm vào mùa đông đến gần, dự kiến vào khoảng giữa tháng 8, theo mô hình COVID.

"Ở khoa cấp cứu của chúng tôi không thể ứng phó và tôi biết rằng có rất nhiều khoa cấp cứu trên toàn tiểu bang cũng như vậy. Hiện tại tình hình không an toàn, tôi không thể tưởng tượng được sẽ như thế nào khi chúng ta đạt đến đỉnh dịch COVID đó."

Có một lời kêu gọi dai dẳng dành cho Thủ hiến New South Wales, Dominic Perrottet, thực thi tỷ lệ một y tá chăm sóc ba bệnh nhân mà các y tá nói rằng họ đã yêu cầu trong hơn một thập niên.

Ông Perrottet cho biết ông nhận thức được áp lực mà các nhân viên y tế đang phải chịu, nhưng khẳng định chính phủ đang làm mọi cách để hỗ trợ các nhân viên y tế trong một mùa cúm khó khăn.

"Tôi luôn ở trong bệnh viện như một phần công việc của mình. Tôi thấy tận mắt, từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, áp lực mà nhân viên tuyến đầu của chúng tôi phải chịu. Họ đang làm một công việc đáng kinh ngạc trong hai năm khó khăn, và tiếp tục làm như vậy.
Nhưng đó không chỉ là hệ thống y tế của tiểu bang chúng tôi, mà là mọi hệ thống trên khắp đất nước.
Cùng với việc thông báo có thêm 400 nhân viên y tế để chống chọi với số ca nhập viện COVID-19 gia tăng, chính phủ Victoria đang hướng tới việc giảm bớt áp lực cho các bệnh viện của mình bằng cách mở rộng dịch vụ Khoa Cấp cứu ảo.

Chính quyền tiểu bang cho biết hệ thống phòng cấp cứu ảo đã chuyển hướng khoảng 20 nghìn người đến phòng cấp cứu.

Nó nhằm mục đích tăng gấp đôi dịch vụ của mình và sử dụng các buổi tham vấn qua video để đánh giá lên đến 600 bệnh nhân mỗi ngày, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế.

"Điều đó có nghĩa là sẽ có ít việc di chuyển hơn, ít phương tiện đi lại hơn, nhiều xe cấp cứu có sẵn để tham gia trường hợp khẩn cấp ba số không tiếp theo, tuân theo còi báo động khẩn cấp. Không ai muốn dành thời gian trong phòng cấp cứu.

Bạn có thể nhận được sự chăm sóc cần thiết như nhận được giấy giới thiệu, lộ trình, điều trị theo cách hiệu quả hơn. Điều này khiến bạn không cần phải rời khỏi nhà và nắm bắt tất cả các nguồn lực của chúng tôi một cách tốt nhất có thể, đó là một điều tuyệt vời cho hệ thống."

Queensland cũng đang chứng kiến tình trạng thiếu nhân viên trầm trọng với trung bình lên đến 7% nhân viên không thể làm việc do ốm đau.

Bộ trưởng Bộ Y tế Yvette D'Ath cho biết các bệnh viện không thể theo kịp với ca nhiễm COVID và bệnh nhân cúm.

"Chúng tôi hiện có 967 giường bệnh được dùng cho bệnh nhân COVID hoặc bệnh nhân cúm, điều mà chúng tôi biết sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng cho hệ thống bệnh viện của chúng tôi.

Bây giờ khi bạn nhìn vào số giường bệnh đang tiếp nhận ca nhiễm COVID và việc giảm nhân sự, bạn có thể hiểu được áp lực đang phải đối mặt trên khắp các hệ thống bệnh viện của chúng tôi vào lúc này."

Hệ thống y tế của Nam Úc cũng đang phải chịu một sự căng thẳng tương tự do làn sóng Omicron mới nhất và sự gia tăng liên tục xe cấp cứu.

Thư ký Hiệp hội Nhân viên Xe cứu thương Nam Úc, Leah Watkins, nói với ABC rằng 18 đội xe cấp cứu đã bỏ việc vào tối thứ Bảy, với sự chậm trễ lớn tiếp tục gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

"Không phải ai cũng sẽ rơi vào tình trạng bị đe dọa tính mạng và có khả năng qua đời khi chờ xe cấp cứu, nhưng chúng tôi biết một số bệnh nhân đã gặp phải việc đau lòng này.

Xe cứu thương đã không thể đến đó kịp thời và chúng tôi lo sợ gặp phải sự chậm trễ, luôn là vấn đề thời gian ở đó, sẽ có một trường hợp tử vong khác như vậy. Vì vậy, chúng tôi không thể cảm thấy tự tin cho đến khi thời gian cấp cứu bắt đầu cải thiện đáng kể."

Share