Ký ức tháng Tư: Chuyện của Hồng

Quang Tri South Vietnam: people flee on foot, bike and truck

Quang Tri South Vietnam: people flee on foot, bike and truck April 72 Source: Courtesy images

Ký ức Tháng Tư là loạt 4 kỳ đặc biệt để nhớ về cột mốc 30 tháng Tư 1975 đánh dấu thời điểm dân tộc Việt tan tác khắp chân trời góc kể, mở đầu một thời kỳ lịch sử Việt Nam xao xác chưa bao giờ như bây giờ. Câu chuyện tháng Tư đầu tiên từ chuyện kể của anh Hà Công Hồng. Đó là khoảng ký ức nối dài từ tháng Tư năm 1972 trên Đại Lộ Kinh Hoàng, đoạn Quốc Lộ 1 từ Quảng Trị vào Huế, đến tháng Tư năm 1975 - đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền miền Nam. Những câu chuyện kèm theo bài hát gắn liền ký ức của mỗi người...


Lịch sử từ những câu chuyện kể từ ký ức không xóa nhòa của những người Việt là nạn nhân của thời cuộc.

Họ kể lại những chuyện đã xảy ra đối với họ trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, và không những vậy.

Vết thương kéo dài từ lúc người Việt mất nước ngay trên đất nước, đến chuyện nhìn người thân bị hải tặc bắt đi trên chuyến tàu vượt biển, những ngày bơ vơ nơi xứ người, chuyện tù cải tạo... hằn sâu trong lòng mỗi người.

Mỗi chuyện kể lại nhắc cho chúng ta nhớ về lịch sử đất nước, về sự thật đau thương của người Việt như một cách để tự vấn, để chống chọi lại một lịch sử dối trá đang muốn xóa nhòa dân tộc Việt, để đời sau không bị dối lừa.
Cầu bắc qua Sông Thạch Hãn
Cầu Ga bắc ngang sông Thạch Hãn nơi chứng kiến "Người chết ba lần thịt da nát tan" về người sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Bích trong trận La Vang. Source: Courtesy images
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung.

Chạy giặc từ tháng Tư năm 1972 đến tháng Tư năm 1975 ký ức của anh Hà Công Hồng, một Nha Sĩ tại Sydney, về những ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen là một sự 'tán loạn'. 

Ngày 29 tháng Ba trên Quốc Lộ 1 từ Huế vào Non Nước, lẫn trong dân chúng đang tao tác chạy là những người lính giải giáp, buông bỏ vũ khí. Trong lòng cậu thiếu niên 16 tuổi Hà Công Hồng ngày đó biết rằng đất nước mình đã mất.

Nếu so với những hình ảnh chết chóc trên Đại Lộ Kinh Hoàng của năm 1972 thì ký ức năm 1975 buồn thảm hơn bao giờ hết, dù máu không đổ và xác người không ngã rạp xuống nhưng hồn và khí phách người thì đã chết lịm. 

Nếu ký ức của anh về những ngày cuối cùng của năm 1975 là sự tán loạn và mất mát thì kỳ lạ thay ký ức tuổi thơ của anh ngay mảnh đất không đêm nào không nghe tiếng súng ở ngay bờ bên này của sông Bến Hải thì đó là sự bình yên.

Đối với anh Hồng, những ngày tháng ở quê nhà ngay bên bờ bên này bờ Bến Hải sát ngay Thành Cổ là thời gian thần tiên trong đời.

Tuổi thơ của anh, là ngày hè bắt dế ngày đông đi lội nước bắt cá bắt cua, và kỳ lạ thay trong bom rơi đạn nổ nhưng chưa người dân nào tại nơi địa đầu chiến thuật Quảng Trị quê anh nghĩ đến chuyển bỏ xứ mà đi.

Chỉ đến khi Cộng Sản chiếm miền Nam, đất nước dù không còn tiếng súng nhưng dân chúng thì tứ tán bốn phương.

Theo anh Hồng, đó là "Tội ác" của nhà cầm quyền khi khiến người dân phải bứng gốc rễ mình bỏ xứ tha phương.
'Những ngày xưa thân ái' của cậu nhóc Hà Công Hồng (thứ nhì từ trái) dù sống ngay trên địa đầu Quảng Trị
'Những ngày xưa thân ái' của cậu nhóc Hà Công Hồng (thứ nhì từ trái) dù sống ngay trên địa đầu Quảng Trị Source: Supplied
Hà Công Hồng và các anh chị em mình - hình ảnh có thể thấy rất quen thuộc về các con em của gia đình VNCH, những đứa trẻ dù sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nhưng thần thái thật đĩnh đạc, tự tin và hiền hòa.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share