Mỹ gia tăng áp lực lên Iran

IRAN URANIUM LIMIT

Iran's government has breached the 2015 nuclear agreement amid a standoff with the US. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Washington tuyên bố sẽ tiếp tục gây áp lực với Iran sau khi nước này bắt đầu tinh luyện uranium vượt trên nồng đô cho phép theo thỏa thuận hạt nhân dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tổng thống Donal Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận này từ tháng năm năm 2018.


Hôm chủ nhật, Teheran tuyên bố sẽ gia tăng nồng độ tinh luyện uranium lên 5%, thay vì chỉ được phép ở 3,67% như đã thỏa thuận với các nước hồi 2015.

Iran gia tăng việc tinh luyện uranium kể từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận vào giữa năm ngoái. Washington cho biết họ sẽ gia tăng áp lực lên Teheran.

Người chịu trách nhiệm chính của chuyện này là ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump, cho biết Washington sẽ tiếp tục áp đặt các chế tài cho đến khi nào Iran ngưng chế tạo vũ khí hạt nhân.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên chế độ Iran cho đến khi họ chịu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và chấm dứt những hoạt động bạo lực ở Trung Đông, kể cả tiến hành và ủng hộ cho hoạt động khủng bố trên thế giới. Việc Teheran tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân bao gồm tồn trữ thêm uranium và gia tăng độ tinh luyện là trực tiếp vi phạm thỏa thuận hạt nhân."
  

Cùng lúc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh cáo Iran rằng mở rộng chương trình hạt nhân sẽ khiến cho họ càng thêm bị cô lập.

"Quý vị cũng biết chúng tôi đang áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất từ trước đến giờ đối với chế độ Iran và xin thưa chúng tôi chưa xong đâu. Chúng tôi đã phong tỏa hàng tỉ đôla mà nhà nước Hồi giáo Iran dùng để tìm cách tiêu diệt Istrael."
    

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu việc tinh luyện uranium là bằng chứng cho thấy Iran đang đầu tư thêm cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Ông Netanyahu kêu gọi Anh, Pháp và Đức hãy gia tăng áp lực kinh tế lên Iran.

"Nay Iran đang tìm cách hóa giải các áp lực. Họ tấn công các tàu dầu, bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ, và pháp kích các nước láng giềng. Điều quan trọng là chúng ta phải đáp trả những hành động đó – không phải bằng cách giả thiểiu áp lực, mà gia tăng áp lực lên họ nhiều nữa. Chúng ta phải tiếp tục cắt đứt các nguồn tài chánh và khả năng yểm trợ cho khủng bố của Iran."

Một trong các chữ ký còn lại của thỏa thuận hạt nhân 2015 ký kết dưới thời Tổng thống Barack Obama là Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đang dùng cấm vận để bắt nạt Iran.  

"Cái mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là áp lực tối đa của Hoa Kỳ là nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran. Không những Hoa Kỳ đơn phương rút ra khỏi thỏa thuận, mà họ còn gây thêm nhiều sự cản trở cho Iran nữa," phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gởi một đặc sứ qua Iran để tìm cách giảm thiểu sự căng thẳng. Nhưng Iran nói rằng Châu Âu đã làm “quá ít, quá muộn” để cứu vãn thỏa thuận.

Washington đã thắt chặt những hạn chế đó từ tháng 5, ra lệnh cho tất cả các nước và các công ty ngừng nhập khẩu dầu của Iran, bằng không sẽ bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Mỹ cũng đã điều thêm binh sĩ đến khu vực để chống lại điều mà họ mô tả là những mối đe dọa từ Iran.

Phản ứng về các chế tài cứng rắn của Mỹ, Iran hồi tháng 5 tuyên bố sẽ rút lại các cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân sau thời hạn 60 ngày để cho các nước Châu Âu đồng kí kết thỏa thuận để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Iran khỏi các chế tài của Mỹ.

Tuy nhiên, tuần trước Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói tất cả các biện pháp mà Iran thực hiện “có thể đảo ngược được” nếu các bên khác trong thỏa thuận giữ đúng lời hứa của mình.


Share