Ngành hàng không tổn thất nặng vì đại dịch

Grounded British Airways planes parked at Heathrow airport in London

Grounded British Airways planes parked at Heathrow airport in London Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thiệt hại nhất là 84 tỷ dollars chỉ tính trong năm nay theo như thông tin từ Hiệp Hội Không Vận Quốc Tế (International Air Transport Association). Các lãnh vực khác đối mặt với chuyện này như thế nào?


Hàng không là một trong số những ngành nghề bị thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của COVID-19 như tổng kết mới nhất từ tin tức quốc tế vừa cho biết

Sự thiệt hại từ tác động của covid-19 lên các hàng hàng không quốc tế ít nhất là 84 tỷ dollars chỉ tính trong năm nay theo như thông tin từ Hiệp Hội Không Vận Quốc Tế (International Air Transport Association).

Pháp phải chi ra gần 17 tỷ dollars để hỗ trợ khẩn cấp cho ngành hàng không, trong khi Hãng hàng không Cathay Pacific có trụ sở tại Hong Kong cũng đã phải chi ra 5 tỷ dollar để cứu trợ trong sự giúp sức của Trung Quốc đại lục.

Trưởng Văn phòng Tài Chánh của Đặc khu Hong Kong Paul Chan nói rằng điều quan trọng là để Cathay Pacific không phải giải thể.

"Nếu những khó khăn này mà không được giải quyết kịp thời thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Hong Kong như là một trung tâm giao dịch quốc tế và sẽ có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế khác từ đó làm suy giảm những lợi ích khác của Hong Kong."

Tại Brazil, chính phủ của ông Jair Bolsonaro nói rằng họ đã ngưng thôi cung cấp những số liệu về các ca nhiễm COVID-19 vì sợ rằng nó là những con số được báo cáo không chính xác.

Phát biểu tại cuộc họp nội các, Bộ Trưởng Y tế Bazil là Eduardo Pazuello đáp lại những cáo buộc rằng chính phủ của ông đang cố tình che giấu sự nguy cấp của cơn đại dịch ở Brazil, quốc gia lới nhất trong khu vực Châu Mỹ Latin.

"Đó là những thông tin không chính xác đang được gởi tới người dân Brazilian. Nếu nó đã xảy ra trong một thời gian thì tôi xin lỗi . Nó cần đến 20 ngày làm việc cật lực để cho ra kết quả này. Hôm nay chúng ta có các điều kiện để phân tích tiến trình của dữ liệu này mỗi ngày, và tổng kết về dịch tễ học mỗi tuần từ thời điểm hiện tại ngược về thời điểm bệnh dịch mới bùng nổ."

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đang tìm cách để xóa tan những ng ộ nhận về coronavirus.

Người phụ trách kỹ thuật đặc trách về coronavirus của WHO bà Maria Van Kerkhove dường như có vẻ cho thấy rằng việc lây nhiễm từ những ca ẩn, không có các triệu chứng biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài là rất hiếm.

Diễn biến này chỉ mới đây sau một thời gian dài mấy tháng qua WHO luôn nói rằng phần lớn việc lây nhiễm từ những người nhiễm mà không biểu lộ ra các triệu chứng.

Tuy nhiên nay thì bà Van Kerkhove nói rằng bà chỉ bày tỏ sự băn khăn có quá ít nghiên cứu về vấn đề này cho tới nay.

"Cái mà tôi đề cập tới tại cuộc họp báo ngày hôm qua đó là có rất ít nghiên cứu độ chừng chỉ có hai hay ba cái nghiên cứu được công bố là thật sự tìm hiểu về những trường hợp cá biệt không có biểu hiện bệnh lý khi nhiễm coronavirus. Những nghiên cứu này cũng xem xét hết những người mà các trường hợp các bệnh này đã tiếp xúc trong thời gian đó để xem có bao nhiêu người bị lây lan. Những nghiên cứu này không có nhiều, phải nói là còn rất ít."

Tại Anh, các cửa hàng sẽ được phép hoạt động trở lại vào thứ Hai này 15 June.

Chính phủ Anh nói rằng các cửa hàng sẽ phải tuân theo theo các hướng dẫn và quy định mới để tranh một đợt bùng phát mới dịch bệnh coronavirus .

Thông báo do Bộ Trưởng Kinh Doanh Alok Sharma đưa ra cho biết các cửa hàng sẽ chỉ được mở cửa nếu họ qua được một cuộc kiểm tra về các nguy cơ lây nhiễm virus mới.

Họ cũng phải thực hiện các biện pháp giữ khoản cách an toàn.

"Như là một phần của hướng dẫn, chúng tôi cung cấp những bảng lưu ý cho các doanh nghiệp để họ đặt nơi mặt tiền hay cửa ra vào của tiệm nơi dễ nhận thấy nhất để khách hàng có thể biết được các yêu cầu và tuân thủ trước khi bước chân vào cửa hàng. Nếu như có một cửa tiệm nào mở cửa mà không có những bảng nội quy này thì chúng tôi có hàng loạt các biện pháp bao gồm ra thông báo phạt ."

Tại Cồng Hòa Czech Republic, hơn một ngàn người đã tập hợp ở thủ đô Prague biểu tình phản đối kế hoạch khôi phục lại sau COVID-19 của chính phủ .

Những người biểu tình như Jiri Zevl nói chính phủ nên có nhiều hơn các hỗ trợ kinh tế vì họ cho rằng chính phủ đang nhân cơ hội đại dịch để gia tăng quyền lực của mình.

"Điều này không chỉ là chính phủ làm để việc ngăn chặn đại dịch coronavirus, mà đúng hơn là cách họ sử dụng quyền lực. Chúng tôi nhìn thấy việc làm của họ là nhằm làm xói mòn nền dân chủ về sau này và gia tăng thêm quyền hạn cho họ."

Và cuối cùng tại Ấn Độ, một đầu bếp gốc Ấn đã cung cấp 10 triệu xuất ăn cho người dân trong thời gian đại dịch nổ ra tại quê hương của ông.

Người phụ trách chương trình, tác giả và cũng là đầu bếp ngôi sao Michelin-starred chef Vikas Khanna, có trụ sở ở New York, gần như định từ bỏ ý tưởng của mình sau khi một vài bữa ăn của ông bị ăn cắp.

Tuy nhiên ông đã làm theo lời khuyên rất chí tình của mẹ mình và ông Khanna đã quyết định đó là nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ những người dân quê ông ở Ấn độ.

"Đói khát là một cái gì đó mà nó rất là tác động đến tình cảm của tôi. Nhìn thấy người ta đói tôi không chịu được và điều đó ám ảnh tôi. Tính tôi rất dễ xúc động và mủi lòng, điều đó là thật nên khi nhìn thấy các hình ảnh đó nó chạm tới cảm xúc tôi ngay lập tức. Cho nên mỗi khi có đưa được thực phẩm tới cho người nah6n tôi vui mừng đến nỗi mở nhạc hết cỡ trong căn hộ của mình ở New York nhảy múa vòng vòng và ca hát. Tôi la lên 'we did it, it's a small victory but we did it!' 'Chúng ta đã làm được. Nó chỉ là một chiến thắng nhỏ nhoi nhưng chúng ta đã làm được."

And you can keep up to date on the coronavirus in your language at sbs.com.au/coronavirus

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share