Nghị quyết LHQ thuận lợi cho người tỵ nạn về khí hậu trên thế giới

Ioane Teitiota, who was deported from New Zealand and became known as the world's first climate refugee

Ioane Teitiota, who was deported from New Zealand and became known as the world's first climate refugee. Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một nghị quyết lịch sử của Liên hiệp quốc cho biết những người tỵ nạn vì lý do khí hậu không thể bị buộc phải hồi hương trở lại nơi đã ra đi. Các chuyên gia độc lập đã nêu lên nghị quyết không có tính cách cưỡng hành nầy, theo sau một chiến dịch được nhiều người chú ý của một người tỵ nạn từ hải đảo Kiribati ở Thái bình Dương.


Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc phán quyết rằng, các quốc gia gởi những người tỵ nạn trở lại các nước bị ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu, có thể vi phạm các nghĩa vụ về nhân quyền.

Các chuyên gia đặc biệt trong Ủy ban đã ban hành một nghị quyết không có tính cách cưỡng hành, thế nhưng được theo dõi chặt chẽ, trong trường hợp của ông Ioane Teitiota, đến từ đảo quốc Kiribati.

Được biết Kiribati hay tên chính thức là Cộng hòa Kiribati, là một quốc gia nằm ở trung tâm Thái bình Dương, với dân số hơn 100 ngàn người.

Quốc gia nầy gồm 32 đảo nhỏ và một đảo san hô, có diện tích là 800 kí lô mét vuông, thế nhưng trải rộng trên 3 triệu rưỡi kí lô mét vuông.

Người ta được biết đến đảo quốc nầy vào dịp năm mới, vì đây là nơi bắt đầu một ngày mới, trước cả nước Úc.

Trở lại trường hợp của ông Teitiota tranh luận về việc, ông bị Tân tây Lan trục xuất về lại quê cũ vào năm 2015, mặc dù ông đã xin visa bảo vệ hồi năm 2013.

Trong khi Ủy ban nói rằng, họ không tìm thấy cuộc sống của ông nầy bị nguy hiểm tức khắc nếu ông bị trục xuất, thì Ủy ban tìm thấy rằng biến đổi khí hậu quả là một hiểm họa, cho cuộc sống của ông ta.

“Có bằng chứng rõ ràng rằng người nầy và gia đìn,h đã đối diện với những khó khăn trong việc gieo trồng các vụ mùa, mà họ phần lớn phải lệ thuộc vào các nông phẩm nầy".

"Xem xét tình trạng của ông nầy và gia đình của ông, qua việc cân nhắc các sự kiện và hoàn cảnh tại quốc gia nguyên thủy, cho thấy cuộc sống thiếu những phẩm chất mà Công Ước về Người tỵ nạn tìm cách bảo vệ”, UN Fiinding.

Trong việc tìm hiểu, Ủy ban cho biết việc biến đổi khí hậu đánh dấu một sự đe dọa nghiêm trọng cho cuộc sống của con người và những nhà hoạch định chính sách cần xét đến việc nầy, khi xem xét các thách thức để trục xuất.

Ông Teitiota tranh luận rằng, hòn đảo nhỏ Nam Tarawa của ông trở nên quá đông đảo, do nước biển tăng cao, đã khiến các hòn đảo khác của Kiribati không có người ở, gây ra các vụ tranh chấp đất đai và khiến cho việc tiếp cận nguồn nước uống an toàn ngày càng khó khăn.

Được biết vài đảo quốc Thái bình Dương trong đó có Kiribati, bị xem là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu, khi những nơi nầy chỉ cao hơn mực nước biển một vài mét thôi.

Bà Marie O’Sullivan là một giảng viên cao cấp về Luật, thuộc đại học Monash.
"Cũng đặc biệt là trong khu vực của chúng ta, cùng các đường lối để mọi người có thể tự mình vượt ra khỏi khó khăn, trước khi thiên tai xảy ra”, Jane McAdam.
Bà cho biết, bất chấp sự kiện nghị quyết không có tính cách cưỡng hành, thì nó vẫn có ý nghĩa đáng kể.

“Vì vậy nghị quyết không trực tiếp cưỡng hành và đó không phải là điều mà quí vị thường tranh luận trước tòa án tối cao, thế nhưng qua thời gian tôi nghĩ đặc biệt là do Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, mà còn các cơ quan khác của Liên hiệp quốc, hiện tìm cách để chúng ta có thể nhìn nhận chuyện đó".

"Thực ra chúng ta không trông đợi vào những năm tới, có thể là thập niên tới nó là một số việc có thể được công nhận là hợp pháp”, Marie O'Sullivan.

Trong khi đó, nhóm tranh đấu cho nhân quyền là Ân xá quốc tế cho đây là một trường hợp phá vỡ bế tắc, khi nói rằng các đơn xin tỵ nạn trong tương lai có thể thành công, nếu các bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến cho nhân quyền của các cá nhân bị vi phạm.

Giáo sư Jane McAdam, là giám đốc của Trung tâm Andrew and Renata Kaldor, về Luật Tỵ nạn Quốc tế, tại đại học New South Wales.

Bà cho biết, trong khi đây là lần đầu tiên một sự kiện như vậy xuất hiện trước Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc, thì có các trường hợp khác trên thế giới, mà các chính phủ đã hành động đển bảo vệ người dân.

“Với mức độ chính sách hơn là ở cấp độ một trường hợp cá nhân, các chính phủ đã hành động nhằm tìm cách bảo vệ mọi người, không vượt biên giới vào nước họ".

"Chẳng hạn như tại Trung Mỹ, các chính phủ đã chấp nhận một số hướng dẫn mà họ đã đồng ý, là nếu người dân của họ buộc phải băng qua biên giới do thiên tai xảy ra, thì họ ít nhất được bảo vệ tạm thời để không bị gởi trả về”, Jane McAdam.

Giáo sư McAdam mô tả, nghị quyết của Liên hiệp quốc là rất đáng kể và đề nghị chính phủ Úc hãy cứu xét các cách thức, để giải quyết các vụ di dân trong vùng, mà nguyên nhân là do biến đổi khí hậu gây nên.

“Tôi nghĩ quyết định đó vạch ra một cách mạnh mẽ, là nhu cầu cho các chính phủ phải tiến hành các bước tích cực, nay sẽ nhìn vào việc họ có thể dùng việc di dân như một hình thức chấp nhận về sự biến đổi khí hậu".

"Đó là những gì tôi muốn nói là các kế hoạch huy động lao động, cùng phát triển những cách thức linh động để mọi người có thể di chuyển từ các nước, mà chúng tôi biết đang gặp nguy hiểm đặc biệt".

"Cũng đặc biệt là trong khu vực của chúng ta, cùng các đường lối để mọi người có thể tự mình vượt ra khỏi khó khăn, trước khi thiên tai xảy ra”, Jane McAdam.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share